Tất cã những bài bản dưới đây chng tôi đã nhận được qua email hoặc tìm thấy trên Internet, vì muốn sưu tầ̀m để̉ học hỏi và ṭ̣ự giúp mình và người mà thôi. Nếu có những bài nào không có tên của tác giả vì khi chúng tôi nhận qua email nó đã không có kèm theo.


Một Nữ Khoa Học Gia Đã Tự Chửa Lành Bịnh Ung Thư Bằng Phương Pháp cải Thiện Ăn Uống

Trần Anh Kiệt

Nữ Giáo sư Jane Plant là một khoa học gia nổi tiếng của Anh Quốc. Bà bị bịnh ung thư nhũ hoa từ năm 1987. Thông thường thì một bịnh nhân ung thư khó mà sống sót được khi bịnh đã tái phát đến lần thứ hai. Tuy nhiên nhờ kiến thức khoa học sẵn có cũng như với sự điều trị và chăm sóc nhiệt tình của các bác sĩ chuyên khoa thượng thặng, bà đã kéo dài được mạng sống. Dầu vậy bịnh của bà đã tái phát đến năm lần, rồi cuối cùng đã lan đến hệ thống bạch huyết trong cơ thể. Trước tình trạng nguy ngập đó, bà vẫn không chịu bó tay chờ chết mà cương quyết tự chữa bằng cách ăn uống có phương pháp. Cuối cùng bà đã lành bịnh. Bà đã cho xuất bản quyển sách Your Life in Your Hands (Mạng sống trong tay của bạn) dể kể lại những kinh nghiệm cá nhân mà bà đã trải qua để quảng bá cho tất cả mọi người. Nhận thấy đây là một tài liệu rất hữu ích nên chúng tôi xin trích dẫn một đoạn trong quyển sách ấy để cống hiến quý vị độc giả tham khảo.
Sau khi bịnh ung thư nhũ hoa của tôi tái phát đến lần thứ năm, tôi nghĩ tôi sẽ không có sự lựa chọn nào khác hơn là phải chết hoặc cố gắng tìm một phương pháp khác để tự chữa cho mình. Tôi là một khoa học gia, dĩ nhiên tôi đã biết chứng bịnh quái ác này hiện nay đã cướp mất mạng sống của một trong số 12 người phụ nữ tại Anh Quốc và Úc Đại Lợi. Tôi đã cam lòng chịu giải phẫu mất đi hết một cái vú và đã được chữa trị bằng quang tuyến liệu pháp. Tôi cũng đang được trị liệu bằng chemotherapy và được chăm sóc bởi những y sĩ chuyên khoa tài giỏi. Nhưng cuối cùng tôi cũng chắc chắn sẽ phải chết mà thôi.
Tôi đã có chồng, sở hữu một ngôi nhà xinh đẹp và có hai đứa con ngoan ngoãn dễ thương mà tôi rất yêu quý. Tôi mong muốn được sống còn. May thay niềm khao khát mãnh liệt đó đã giúp tôi có thêm nghị lực khám phá được rất nhiều sự kiện mới mẻ mà hiện thời một số khoa học gia khác cũng đã có cùng chung một số hiểu biết như tôi.
Những người có liên hệ đến bịnh ung thư nhũ hoa hẵn đều biết những trường hợp nguy hiểm khác cũng sẽ xảy ra cho chính bản thân người bịnh. Đó là sự già nua đến sớm; sắc đẹp chóng tàn; tuổi tắt kinh đến muộn vân vân, tất cả đều ở ngoài tầm kiểm soát. Tuy nhiên, theo tôi, những trường hợp nguy hiểm vừa kể có thể khống chế dễ dàng. Đó là chúng ta phải có nghị lực cương quyết thay đổi hoàn toàn một vài nếp sống mà nhất là thói quen ăn uống hàng ngày. Điều mà tôi muốn khẳng định cùng quý vị là bịnh ung thư nhũ hoa có thể chữa được vì chính tôi là một bịnh nhân đã sống còn qua cơn nguy hiểm và sẽ kể cho quý vị biết những kinh nghiệm hữu ích đó.
Khi tôi bắt đầu bị bịnh và đang điều trị bằng chemotherapy thì chồng tôi là Peter, cũng là một khoa học gia, làm việc tại Trung Quốc đã trở về. Anh có mang về một số tài liệu và một số thuốc đặt (suppositories) bằng thảo dược, nghe nói là hay lắm. Chồng tôi mô tả đây là loại thuốc trị bịnh ung thư nhũ hoa đại tài tại Trung Quốc. Mặc dầu bịnh tình của tôi lúc bấy giờ thật là đáng ngại, nhưng cả hai chúng tôi không khỏi phì cười. Tôi bảo nếu quả thật đây là một loại thuốc công hiệu thì chắc tại Trung Hoa rất hiếm thấy phụ nữ bị bịnh ung thư nhũ hoa lắm. Mà thật vậy! Theo thống kê của các nhà khoa học thì tại khắp lãnh thổ Trung Quốc hiếm thấy phụ nữ mắc bịnh ung thư nhũ hoa. Trung bình thì cứ mười ngàn phụ nữ mới có một người mắc phải chứng bịnh quái ác này. Trong khi ở Hoa Kỳ và các nước Tây Phương thì trung bình cứ 12 phụ nữ lại có một người mắc bịnh ung thư nhũ hoa. Sự kiện không phải vì dân chúng Trung Hoa sinh sống trong vùng nông thôn nhiều hơn nên không bị nạn ô nhiễm môi trường các loại như dân chúng trong thành phố. Bằng chứng tại Hồng Kông, một đô thị có mật độ dân cư đông đảo và cũng học đòi theo nếp sống Tây phương, nhưng cứ mười ngàn phụ nữ mới có 34 người chết vì bịnh ung thư nhũ hoa. Tỷ số này vẫn còn thắng xa Hoa Kỳ và các nước Tây Phương nhiều lắm. Dân chúng Nhật Bản tại hai thành phố Hiroshima và Nagazaki cũng có tử suất tương tợ. Vì hai thành phố này bị nhiễm phóng xạ nguyên tử do Hoa Kỳ ném xuống từ thời Đệ Nhị Thế Chiến. Liên quan đến dân cư trong thành phố mắc bịnh ung thư cao, người ta cũng quan tâm đến sự quan hệ giữa phóng xạ tuyến nguyên tử và mầm móng gây ra bịnh ung thư như thế nào.
Song, thống kê cho thấy nếu phụ nữ Tây Phương mà di cư đến hai thành phố nhiễm nhiều phóng xạ nguyên tử ở Nhật Bản nói trên thì xác suất bị bịnh ung thư nhũ hoa lại càng cao hơn dân chúng dịa phương đến một nữa.
Thật rõ ràng, không phải chỉ có môi trường chung quanh ảnh hưởng đến nguyên nhân gây ra bịnh ung thư các loại, mà chính yếu là nếp sống cá nhân và thói quen ăn uống. Tôi cũng còn khám phá biết thêm sự cách biệt quá xa về tỷ số mắc bịnh ung thư nhũ hoa giữa dân chúng Tây Phương và Đông Phương không phải do nguyên nhân của sự di truyền huyết thống. Các chuyên gia nghiên cứu khoa học đã chứng minh cho thấy dân Trung Hoa và Nhật Bản di cư sang các nước Tây Phương, chỉ một hoặc hai thế hệ sau là sẽ có tỷ số mắc bịnh ung thư ngang hàng với dân chúng bản địa. Sự kiện này cũng đã xảy ra tại Hồng Kông là người Trung Hoa nào bắt chước theo nếp sống y hệt như người Tây Phương thì cũng sẽ có nguy cơ bị các chứng bịnh nguy hiểm tương tợ. Vì vậy người Tàu có một câu ngạn ngữ dí dỏm gọi bịnh ung thư nhũ hoa là "chứng bịnh của những phụ nữ giàu có". Lý do vì ở Trung Quốc chỉ có những người giàu có mới bắt chước theo lối ăn uống của người Tây Phương mà thôi. Phần đông người Trung Hoa gọi các thức ăn có nhiều chất béo động vật như sữa và các sản phẩm của sữa như bơ, phó mát, sô cô la vân vân là "đồ ăn Hồng Kông". Vì đó là các thức ăn uống du nhập từ Anh quốc vào lãnh địa này từ thuở xa xưa mà trong quá khứ rất hiếm và quý tại lục địa Trung Quốc.
Do những dẫn chứng trên đây, tôi nghĩ và cũng để ý thấy bịnh ung thư nhũ hoa xảy ra cho chính cá nhân tôi cũng thường thấy xảy ra trong giới phụ nữ trung lưu và giàu có tại các xứ Tây Phương. Qua nghiên cứu, tôi cũng đã biết được đa số những người đàn ông bị bịnh ung thư tuyến tiền liệt cũng ở trong trường hợp tương tợ như vậy. Theo thống kê của Tổ Chức Y Tế Quốc Tế (WHO), tỷ số những người đàn ông tại Trung Quốc mắc bịnh ung thư tuyến tiền liệt không đáng kể. Trung bình trong một triệu người chỉ có 5 người mắc phải bịnh này mà thôi. Tại các nước Tây Phương, tỷ số này cao gấp 70 lần nhiều hơn ở Trung Quốc và cũng phần đông xảy ra trong giới đàn ông trung lưu và giàu có. Tôi cũng nhớ tôi đã từng hỏi chồng tôi, một khoa học gia đã trở về từ Trung Quốc, rằng tại sao người Trung Hoa sinh sống như thế nào mà phụ nữ ít bị bịnh ung thư nhũ hoa vậy? Chúng tôi đã lợi dụng cơ hội này để tra cứu các thống kê cập nhật của các khoa học gia và cuối cùng đã tìm ra được giải đáp là người Tây Phương đã ăn rất nhiều chất béo. Các nghiên cứu cho thấy trong thập niên 1980, trung bình người Trung Hoa tiêu thụ 14 phần trăm calories lấy từ chất béo, so với 36% của người Tây Phương. Tuy nhiên trước khi tôi bị bịnh ung thư nhũ hoa, tôi cũng đã ăn rất ít chất béo nhưng nhiều chất xơ. Vả lại tôi được biết đối với cơ thể của người lớn, hấp thụ nhiều chất béo chưa hẳn đã gia tăng nguy cơ bị bịnh ung thư nhũ hoa của phụ nữ, dựa theo các báo cáo trong quá trình nghiên cứu 12 năm qua.
Một hôm khi cùng làm việc với chồng tôi, tôi sực nhớ không biết một trong hai chúng tôi trước đây ai đã có lần bảo là người Trung Hoa không có dùng sữa và các sản phẩm của sữa. Thật là khó giải thích vì đây không phải là một sự kiện được nghiên cứu bằng khoa học. Tuy nhiên trên thực tế người Trung Hoa ít uống sữa và cơ thể của họ cũng khó chấp nhận tiêu hóa sữa. Tôi nhớ có một thời gian đã cùng làm việc nghiên cứu với một khoa học gia là người Trung Quốc. Vị này bảo rằng sữa chỉ dành cho trẻ con dùng, cho nên cô rất nhã nhặn từ chối các bữa ăn trưa nào có thực phẩm bơ sữa do tôi mời mọc. Theo thói quen của người Trung Hoa, trẻ con cũng không được nuôi lớn bằng sữa bò mà chỉ cho bú bằng sữa mẹ. Nếu vì sự bất tiện nào đó mà người mẹ không cho con bú được, có thể thuê mướn một bà vú để phụ trách công việc này.
Theo truyền thống văn hóa, người Trung Hoa có thành kiến xem việc người Tây Phương tiêu thụ sữa và các phó sản của sữa rất kỳ lạ. Tôi còn nhớ trong một buổi khoản đãi phái đoàn khoa học gia Trung Quốc sau thời điểm cuộc Cách mạng Văn Hóa không lâu vào thập niên 1980. Theo sắp xếp của phòng ngoại vụ, sau bữa ăn, chúng tôi đã mời họ dùng tráng miệng bằng kem . Họ hỏi thức ăn này được chế biến bằng gì và cuối cùng đã lịch sự từ chối vì nó được làm bằng sữa. Trong khi chúng tôi rất thích món khoái khẩu này.
Sữa (thông thường là sữa bò), theo tôi nghiên cứu là loại thực phẩm có nguyên nhân gây ra các loại dị ứng nhiều nhất. Hơn 70 phần trăm dân số trên thế giới không tiêu thụ được sữa vì tạng phủ của họ không tiêu hóa được đường lactose. Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng đây là trạng thái bình thường của những người lớn chớ không phải là sự yếu kém nào đó của cơ thể. Phải chăng loài người đã dùng sai loại thực phẩm không phù hợp với bản chất thiên nhiên.
Trước khi tôi bị bịnh ung thư nhũ hoa, tôi đã dùng rất nhiều sữa ít chất béo (skim milk), phó mát và sữa chua (yoghurt). Tôi đã coi những thứ đó như là nguồn cung cấp chất đạm dồi dào. Tôi cũng đã ăn thịt bò nạc để bồi dưỡng. Sau khi bịnh tái phát lần thứ năm và trong thời kỳ điều trị bằng chemotherapy, tôi lại ăn sữa chua được biến chế bằng nguyên liệu hữu cơ để giúp cho bộ máy tiêu hóa được khỏe mạnh bằng cách tăng thêm những vi khuẩn hữu ích cần thiết.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu hồi năm 1989, Bác sĩ Daniel Cramer thuộc trường Đại học Harvard ở Hoa Kỳ đã theo dõi và ghi chú hồ sơ của rất nhiều phụ nữ liên hệ đầy đủ từ chi tiết ăn uống của họ. Kết quả cho thấy sữa chua cũng có ảnh hưởng đến nguyên nhân gây ra các chứng bịnh ung thư noãn sào của nữ giới. Sau đó, chồng tôi và tôi, đã dựa theo thói quen ăn uống của người Trung Hoa, đã từ bỏ sữa bò và tất cả những sản phẩm nào có liên quan đến sữa, kể cả bánh ngọt và súp có thành phần chế biến bằng sữa ở trong đó. Mỗi lần đến siêu thị mua đồ ăn, tôi là người đọc rất cẩn thận công thức. Sau khi bịnh tái phát lần này, tôi cương quyết theo dõi kết quả một cách chặt chẽ. Các bác sĩ và y tá khuyên tôi nên ăn uống bình thường gồm thịt, cá, trứng và sữa trở lại như xưa để bồi bổ. Nhưng tôi khước từ và tự mình chủ động theo dõi kết quả của sự chữa trị có hữu hiệu hay không? Thế rồi sau một loạt trị liệu bằng chemotherapy lần nữa, tôi hoàn toàn chả thấy có tiến bộ gì. Cục bướu vẫn còn y nguyên hình dáng và kích thước như cũ. Sau khi tôi từ bỏ sữa và các loại sản phẩm có sữa độ vài hôm thì cục u bắt đầu teo dần. Một tuần lễ sau, cục bướu ở cổ bắt đầu ngứa, sau đó nó mềm dần và thu nhỏ hình dạng lại. Trên đồ thị theo dõi, lằn ghi chú có chiều hướng đi xuống và cuối cùng nó xuống sát lằn ngang ở phía dưới (tức 0 độ).
Một buổi chiều thứ Bảy, sáu tuần lễ sau khi tôi bỏ luôn tất cả thành phần của sữa trong thực đơn của tôi nghĩa là không còn dính dáng gì tới thức ăn có nguồn gốc động vật, tôi ngồi thiền một tiếng đồng hồ và sau đó kiểm tra lại cục bướu thì nó đã hoàn toàn biến mất. Tôi là người đã tự theo dõi sự diễn tiến bịnh trạng của mình từ đầu tới cuối. Giờ phút này không có sự vui mừng nào bằng. Tôi chạy xuống lầu và nhờ chồng tôi kiểm tra cẩn thận lần nữa. Kết quả anh cũng chẳng tìm thấy gì.
Thứ Năm tuần lễ sau đó, tôi trở lại phòng mạch của vị bác sĩ chuyên khoa để tái khám. Ông đã vô cùng sửng sốt và vui mừng bảo rằng: "Tôi không còn tìm thấy dấu vết nào của bịnh ung thư trong cơ thể của bà nữa cả !"
TRẦN ANH KIỆT
(Trích dịch từ quyển Your Life in Your hands của nữ Khoa Học Gia Jane Plant)

Ten Commandments For The Over Fifty

I
Face and accept the reality of getting old, its consequences, and the
limitations which growing old brings. Act and behave your age.
Quit fooling yourself by trying to look like you were in your youth.

II
Focus on enjoying people, not on indulging in or accumulating
material things.

III
Plan to spend whatever you have saved. You deserve to enjoy it and
the few healthy years you have left. Travel if you can afford it.
Don't leave anything for your children or loved ones to quarrel
about. By leaving anything, you may even cause more
trouble when you are gone.

IV
Live in the here and now, not in the yesterdays and tomorrows.
It is only today that you can handle. Yesterday is gone, tomorrow
may not even happen.

V
Enjoy your grandchildren (if you are blessed with any) but don't be
their full time baby sitter. You have no moral obligation to take
care of them. Don't have any guilt about refusing to baby sit
anyone's kids, including your own grandkids Your parental obligation
is to your children After you have raised them into responsible
adults, your duties of child-rearing and babysitting are finished.
Let your children raise their own offsprings.

VI
Accept physical weakness, sickness and other physical pains. It is a
part of the aging process. Enjoy whatever your health can allow.

VII
Enjoy what you are and what you have right now. Stop working hard for
what you do not have. If you do not have them, it's probably too
late.

VIII
Just enjoy your life with your spouse, children, grandchildren and
friends. People, who truly love you, love you for yourself, not for
what you have. Anyone who loves you for what you have will just
give you misery.

IX
Forgive and accept forgiveness. Forgive yourself and others. Enjoy
peace of mind and peace of soul.

X
Befriend death. It's a natural part of the life cycle. Don't be
afraid of it. Death is the beginning of new and better life.
So, prepare yourself not for death but for a new life.

Tốt Hơn Nên Ngủ 7 Giờ

Người nào ngủ ít sẽ bị nguy cơ mắc phải bệnh tim mạch chết người hai lần nhiều hơn. Ðó là kết quả được chứng tỏ bởi một công trình nghiên cứu quy mô lớn mới đây của người Anh. Mặt khác công trình này gợi ý rằng ngủ quá lâu cũng sẽ liên kết với các vấn đề sức khỏe.

Các nhà nghiên cứu của đại học Warwick và của University College ở Londres đã theo dõi trong hai thập niên 10.308 người trưởng thành người Anh tuổi từ 35 đến 55 tuổi để phát hiện mối liên hệ khả dĩ giữa sơ đồ giấc ngủ và sự xuất hiện một bệnh lý tim mạch. Ðể làm điều này, các nhà nghiên cứu đã thu thập các dữ kiện về thói quen ngủ của những người tham dự suốt trong thời kỳ 1985-1988 và sau đó suốt trong những năm 1992-1993, đồng thời theo dõi tiến triển các trường hợp tử vong cho đến năm 2004.

Các kết quả của họ đã được trình bày tại hội nghị thường niên của British Sleep Society ở Cambridge.Trong suốt thời kỳ quan sát, những người đã giảm số giờ ngủ ban đêm từ 7 giờ xuống 5 giờ có nguy cơ bị một biến cố tim mạch chết người hai lần nhiều hơn những người ngủ 7 giờ mỗi đêm.Về nguy cơ tử vong toàn thể, nhóm ngủ ít có nguy cơ 1,7 lần cao hơn.

Francesco Cappccio của đại học Warwick, người đã lãnh đạo công trình nghiên cứu, gợi ý rằng giấc ngủ về đêm có số giờ bị giảm hoặc có chất lượng xấu thường xảy ra hơn ở các nước công nghiệp, nơi mà áp lực của những thú tiêu khiển và sự hiện diện của những toán trực đêm có thể làm phương hại cái vốn của giấc ngủ. " So sánh cách nay vài thập niên, sự mệt nhọc và chứng ngủ gà vào lúc ban ngày là những lời kêu ca thường gặp nhất ngày nay "

THẾ CÒN SỰ LẠM DỤNG GIẤC NGỦ ?
Một điều chứng nhận lý thú khác là những người tham dự đã gia tăng thời gian ngủ từ 7 lên 9 giờ trong thời kỳ quan sát cũng chịu nhiều nguy cơ tử vong hơn trong lúc công trình nghiên cứu hơn là nhóm ngủ 7 giờ.
" Có thể là việc ngủ lâu có quan hệ với những vấn đề sức khỏe khác trong đó có chứng trầm cảm hoặc sự mệt nhọc liên kết với bệnh ung thư."
Francesco Cappuccion kết luận rằng một sơ đồ giấc ngủ đều đặn khoảng 7 giờ mỗi đêm là lý tưởng đối với sức khỏe.
( LE JOURNAL DU MEDECIN 12/10/2007)

Cancer

Useful Information on one of the deadliest diseases of our time: CANCER
(PLEASE READ AND FORWARD IT TO PEOPLE YOU CARE ABOUT)


1. Every person has cancer cells in the body. These cancer cells do not show
up in the standard tests until they have multiplied to a few billion. When
doctors tell cancer patients that there are no more cancer cells in their
bodies after treatment, it just means the tests are unable to detect the
cancer cells because they have not reached the detectable size.

2. Cancer cells occur between 6 to more than 10 times in a person's
lifetime.

3. When the person's immune system is strong the cancer cells will be

destroyed and prevented from multiplying and forming tumours.

4. When a person has cancer it indicates the person has multiple
nutritional deficiencies. These could be due to genetic, environmental,
food and lifestyle factors.

5. To overcome the multiple nutritional deficiencies, changing diet and including supplements will strengthen the immune system.

6. Chemotherapy involves poisoning the rapidly-growing cancer cells and
also destroys rapidly-growing healthy cells in the bone marrow,gastro-intestinal tract etc, and can cause organ damage, like liver,kidneys, heart, lungs etc.

7. Radiation while destroying cancer cells also burns, scars and damages healthy cells, tissues and organs.

8. Initial treatment with chemotherapy and radiation will often reduce tumor size. However prolonged use of chemotherapy and radiation do not result in more tumor destruction.

9. When the body has too much toxic burden from
chemotherapy and radiation the immune system is either compromised or destroyed, hence the person can succumb to various kinds of infections and
complications.

10. Chemotherapy and radiation can cause cancer cells to mutate and become resistant and difficult to destroy. Surgery can also cause cancer cells to spread to other sites.

11. An effective way to battle cancer is to starve the cancer cells by not feeding it with the foods it needs to multiply.

CANCER CELLS FEED ON:

a. Sugar is a cancer-feeder. By cutting off sugar it cuts off one important food supply to the cancer cells. Sugar substitutes like NutraSweet, Equal,Spoonful, etc are made with Aspartame and it is harmful. A better natural
substitute would be Manuka honey or molasses but only in very small amounts. Table salt has a chemical added to make it white in colour. Better alternative is Bragg's aminos or sea salt.

b. Milk causes the body to produce mucus,
especially in the gastro-intestinal tract. Cancer feeds on mucus. By cutting off milk and substituting with unsweetened soya milk cancer cells are being starved.

c. Cancer cells thrive in an acid environment. A meat-based diet is acidic and it is best to eat fish, and a little chicken rather than beef or pork. Meat also contains livestock antibiotics, growth hormones and parasites, which are all harmful, especially to people with cancer.

d. A diet made of 80% fresh vegetables and juice, whole grains,seeds, nuts and a little fruits help put the body into an alkaline environment. About 20% can be from cooked food including beans.
Fresh vegetable juices provide live enzymes that are easily absorbed and reach down to cellular levels within 15 minutes to nourish and enhance growth of healthy cells. To obtain live enzymes for building healthy cells try and drink fresh vegetable juice (most vegetables including bean sprouts)and eat some raw vegetables 2
or 3 times a day. Enzymes are destroyed at temperatures of 104 degrees F (40 degrees C).

e. Avoid coffee, tea, and chocolate, which have high caffeine.Green tea is a better alternative and has cancer-fighting properties.
Water-best to drink purified water, or filtered, to avoid known toxins and heavy metals in tap water. Distilled water is acidic, avoid it.

12. Meat protein is difficult to digest and requires a lot of digestive enzymes. Undigested meat remaining in the intestines become putrefied and leads to more toxic buildup.

13. Cancer cell walls have a tough protein covering. By refraining from or eating less meat it frees more enzymes to attack the protein walls of cancer cells and allows the body's killer cells to destroy the cancer cells.

14. Some supplements build up the immune system (IP6, Flor-ssence,Essiac, anti-oxidants, vitamins, minerals, EFAs etc.) to enable the body's own killer cells to destroy cancer cells. Other
supplements like vitamin E
are known to cause apoptosis, or programmed cell death, the body's normal method of disposing of damaged, unwanted, or unneeded cells.

15. Cancer is a disease of the mind, body, and spirit. A proactive and positive spirit will help the cancer warrior be a survivor. Anger, unforgiveness and bitterness put the body into a stressful and acidic
environment. Learn to have a loving and forgiving spirit. Learn to relax and enjoy life.

16. Cancer cells cannot thrive in an oxygenated environment. Exercising daily, and deep breathing help to get more oxygen down to the cellular level. Oxygen therapy is another means employed to destroy cancer cells.

Trị Bệnh Tiểu Đường

Các bạn ơi, tài liệu này từ một người bạn gữi tặng, xin phổ biến, nếu không hết bệnh, chắc cũng không có hại.

Nhân chuyến đi Canada vào cuối tháng 4 vừa qua. Tôi có ghé Seattle ở lại Thiền Viện Minh Chánh một đêm, tôi đã được gặp thầy Kiến Tánh, thầy nói chuyện lúc trước thầy bị bệnh tiểu đường nặng ghê lắm có khi đo lên tới 1,200 phải chích Insulin ngày 2 lần, sau đó thầy được người ta chỉ cho phương cách này: Thầy theo đó và bây giờ thầy không phải uống thuốc nữa mà có khi đường xuống chỉ còn duới 50 nên lúc nào đi đâu thầy cũng phải mang kẹo theo.

Vật liệu:

- Hột hạnh nhân (ALMOND) của Tàu có bán ở các chợ Tàu và Việt Nam. Có 2 loại : Một loại gọi là BẮC và một loại gọi là NAM. Loại BẮC ăn thì đắng (Bitter), loại Nam thì bình thường.

Công thức như sau:

1 – mua một gói 6 oz loại BẮC
2 – mua 2 gói mổi gói 6 oz loại NAM


Cách làm:
Đem 2 loại BẮC và NAM trộn chung lại với nhau cho đều, rồi cho vào nồi với một lít nước nấu kỷ rồi đem ăn vào mỗi bữa cơm như ăn canh. Ăn cả nước lẩn cái. Một công thức chia ra làm 4 năm lần nấu.

Tôi đã thử ngay sau khi tôi đi chơi về. Nhưng có một trở ngại là khi ra chợ Việt Nam tôi chỉ thấy bán có một loại thôi. Thầy dặn tôi ra chợ mua thì rẻ hơn nên tôi làm theo nhưng khi ra chợ thì chỉ có một loại mình không biết cái nào gọi là BẮC cái nào gọi là NAM nên tôi trở về tiệm thuốc Bắc quen ở gần nhà. Tôi hỏi mua thì có liền và ông chủ tiệm giải thích cho tôi là Bắc thì đắng Nam thì không. Giá cũng rẻ lắm chỉ có $$$ USD một pound thôi. Tôi liền mua cho 3 phần một lúc. Tôi bảo ông cân mỗi phần 1 gói 6 oz bắc và 12 oz nam. Tôi đem về nấu liền, uống thì hơi đắng nhu mình ăn canh khổ qua.

Nhưng còn cái hột thì nó cứng lắm không nhừ ra như hạt sen. Hôm sau tôi cho vào máy xay sinh tố xay ra nhưng ăn cũng không trôi. Tôi liền nhớ ra hôm cô bán hang lúc cân cho tôi cô nói với tôi là có 2 vợ chồng người Mỹ mổi lần họ tới là mua 5 pound một lần và cứ ăn sống như vậy. Tôi hỏi cô ta họ có nói ăn để chữa bệnh gì không? Cô ta nói họ nói ăn để chữa cancer thế là tôi bắt chước theo, từ đó mỗi ngày tôi nhai ăn sống. Sáng một muổng canh, chiều một muổng canh thay vì nấu. Nếu muốn xuống nhanh thì ăn nhiều hơn lên, nhưng tôi ăn từ từ sợ ăn nhiều một lúc đường xuống nhiều quá không tốt.

Kết quả: Một tuần nay tôi đo đường sáng nào cũng dưới 100 mặc dù bữa cơm chiều tối ăn tới 2 chén cơm, thêm mỗi ngày ăn 2 ly sữa chua mỗi ly 8 oz.

Thuốc tây đang dùng thì bớt đi nữa viên mỗi ngày, nếu đường đo xuống thì sẽ từ từ bớt thuốc tây.

Trước đây khi chưa ăn hạnh nhân tôi uống đủ thuốc tây, không dám ăn cơm, không ăn ngọt mà đo đường lúc nào cũng ở mức từ 120 đến 150. Bạn nào có bị tiểu đường hảy thử đi. Không đắt tiền mà cũng dể dàng xữ dụng.

Không nhai được thì cứ nấu rồi uống nước như canh theo thầy nói.


Nam-Mô Tiêu Tai Tiêu Bệnh, Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai

Nam-Mô Dược Sư Phật
Namo Master Medicine Buddha

Sổ Tay Dưỡng Sinh Ohsawa

Tỉ lệ quân bình trong một ngày:
Khoảng từ 79-90% đồ ngũ cốc nguyên cám, từ 30-10% rau quả khô hoặc xanh.

- Ngũ cốc gồm: Lúa mì, gạo lức, kê, bắp, bo bo, lúa mạch, đại mạch, hắc mạch, kiều mạch v.v…

- Các loại rau quả và gia vị nên dùng:
+Cà rốt, củ cải, bí ngô, hành tỏi, kiệu tây, bắp su trắng, rau dền, rau xà lách son, rau má, rau bồ ngót, cải bẹ xanh v.v… (rau củ mọc thiên nhiên và rau củ sạch không sử dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu)
+Nước uống: Nước thiên nhiên trà bancha, trà gạo lức, trà củ sen, trà bồ công anh.
+Chất béo: Dầu mè, dầu phộng (mức tối đa là 2 muỗng canh dầu một người một ngày)
+Trái cây: Trái gất, dâu tây, hạt dẻ, trái cây thiên nhiên và đúng mùa.
+Đường: Nếu sức khỏe ổn định thì có thể sử dụng đôi chút đường đen, đường thốt nốt, đường phèn, mạch nha.

Những thức uống, món ăn nên tránh dùng đến là:

+ Tất cả các loại cà, măng, giá, nấm khoai tây, đậu leo, rau bá hợp, dưa gang, bắp su đỏ, củ cải đường.
+ Bơ, sửa, đồ ăn chế bằng phó mát.
+ Trái cây: Các đồ tươi sống và đường (trong lúc đang trị bệnh)
+ Gia vị: Tiêu ớt, cà ri.
+ Nước uống: Luôn luôn uống nước ấm (khoảng 37 độ C) và khoảng 3 xị (0,75 lít) trở lại.
Sau đây một số điều cần lưu lý:
Về tâm trạng: Không vui, không khỏe thì không nên ăn và cũng không được nấu ăn.
Về đại tiện: Phân luôn màu vàng, chặt không rã nát và đúng giờ vào buổi sáng. Nếu là phân khác là âm hơn, hoặc dương hơn thì cần phải điều chỉnh lại.
Về tiểu tiện: Phụ nữ không đi tiểu quá 3 lần trong ngày. Nam không đi quá 4 lần trong ngày. Lưu ý đường ruột đang tốt là một ngày chỉ đi đại tiện một lần vào buổi sáng và chỉ nên súc miệng một lần vào buổi tối (Bột chà răng).
Nước uống: Một người quá âm, hay bệnh về gan thì nên sử dụng trà gạo lức rang và trà bồ công anh.
Trà củ sen tốt cho người bệnh phổi, trà bancha tốt cho bệnh tim mạch, đường ruột, bao tử (tốt nhất là được sự hướng dẫn của người có kinh nghiệm).
Dầu mè gừng: Giả nát, hoặc mài gừng tươi, vắt lấy nước cốt trộn đều với một lượng dầu mè tương đương. Dùng xoa hay đánh gió khi cảm, sốt, xoa bóp khi nhức mỏi, tức, trặc, đau bụng, sưng u, bôi lên vết lỡ ở tai, mũi, ghẻ lác, xức dầu trị gầu và rụng tóc, chỉ nên làm vừa đủ dùng trong 2-3 ngày, vì để lâu gừng thối, có mùi khó chịu, có thể dùng xen kẻ với áp nước gừng.
Cao hạ nhiệt: Ngâm đậu nành với nước cho mềm, giả nát và trộn thêm ít bột gạo cho khỏi nhão, rồi đem đắp lên trán để hạ sốt, (xem chừng thân nhiệt hạ còn 38.5 độ thì lấy ra ngay) hoặc đắp những chỗ viêm nhức, (không dùng trong trường hợp ban, sởi, tót, rạ đầu mùa).
Bột gạo lức sống: Nhai nhỏ gạo lức sống và hạt muối sống, hoặc giả thành bột mịn trộn nước và tí muối cho dẻo, đem đắp vào vết thương, vết lở loét, hoặc ghẻ chốc.
Những trở ngại trong dưỡng sanh, trị liệu theo pháp thực dưỡng thiên về giáo dục, chữa con người hơn là chữa bệnh. Nghĩa là giúp bệnh nhân tự suy xét lại bản thân mình về mọi mặt từ thể chất đến tinh thần, hầu tránh đi những việc làm có hại cho mình và cho người khác, đồng thời tổ chức được một nếp sống lành mạnh, vui tươi và hữu ích hơn, bởi vậy nếu sử dụng phương pháp thực dưỡng thuần túy để chữa bệnh có tính cách tạm thời, thường sẽ không thành công theo ý muốn, sau đây là một số trở ngại cho việc áp dụng phương pháp này trong trị liệu:

1. Quá muộn: Đối với những trường hợp quá muộn, nghĩa là cơ thể đã suy thoái trầm trọng, ví dụ như đến mức cùng thì phương pháp thực dưỡng một đường lối trị bệnh dựa vào cơ thể chế miễn nhiễm tự nhiên có thể không đủ thời gian cứu con bệnh, tuy nhiên, nếu áp dụng phương pháp này, những bệnh nhân quá muộn vẫn hưởng được nhiều lợi ích như không bị đau đớn hành hạ và ra đi êm thắm.

2. Thiếu niềm tin và ý chí: Nếu không tin tưởng tuyệt đối vào những hướng dẫn của phương pháp này, bệnh nhân rất dễ sai phạm hoặc bỏ dở nửa chừng do ý kiến của những người không am hiểu vấn đề, hoặc dễ bị lôi cuốn bởi những món ăn thức uống “cấm kỵ”

3. Thiếu nghiên cứu: Niềm tin và ý chí được củng cố qua sự nghiên cứu lý thuyết sách báo Thực Dưỡng và học hỏi những người có kinh nghiệm, nhất là những người đồng bệnh đã và theo phương pháp này. Đồng thời phải lưu tâm theo dõi những biến chuyển của cơ thể và vận dụng những điều đã nghiên cứu, học hỏi để lấy kinh nghiệm cho bản thân.

4. Không được gia đình, thân nhân hỗ trợ: Nếu những người trong gia đình bệnh nhân, nhất là những người có phận sự chăm sóc trực tiếp không hiểu biết, hoặc không đồng tình ủng hộ, thì có thể vì lòng “thương” sẽ làm “hại” diễn tiến cải thiện sức khỏe theo phương pháp Thực Dưỡng.

5. Những sai lầm khác: Ngoài những sai lầm đã nói như: Nhai không kỹ, ăn nhiều, uống nước nhiều, nhịn ăn không cẩn thận, v.v… Người mới thực hành thường mắc một số sai lầm khác như:

- Dương quá độ: Nhiều người lầm tưởng yêu cầu của Thực Dưỡng là “Càng dương càng tốt”, nên ra sức ăn thật mặn, cố nhịn nước dù khát, vận động thể lực tối đa, hoặc ăn toàn các món nướng, rang, chiên, dù đang trong mùa hè, v.v. sự việc này có thể vượt mức chịu đựng của cơ thể, gây ra tình trạng kiệt sức, hoặc những phản ứng mãnh liệt dẫn đến sự “phá giới” vô cùng nguy hiểm. Các bạn nhớ cho chủ trương của phương pháp Thực Dưỡng là quân bình và chế độ.

- Không biết linh động: Thường đây là những người không chịu đọc sách báo Thực Dưỡng và thiếu tìm hiểu thực tế. Thí dụ trẻ con và người già răng yếu không biết nấu nhừ, hoặc xay, giã nhỏ vật thực trước khi ăn, hoặc không biết chế biến thực phẩm cho dễ ăn, hoặc có người cứ ăn mãi gạo lức muối mè lâu ngày sinh chán, v.v…

Trong vụ này, mọi sự vật đều vận động và biến hóa không ngừng, nào ngày đêm đắp đổi, nào bốn mùa luân chuyển, khi nắng khi mưa và cuộc sống con người cũng đa dạng. Vì vậy, để có thể tồn tại, sống vui qua năm tháng của đời người, chúng ta không nên đóng khung vào một khuôn mẫu hoặc một công thức cố định, mà phải biết thích ứng với mỗi đổi thay, khác biệt của từng cá nhân theo thời gian và không gian. Đồng thời cũng nên biết không có hiện tượng nào thuần Âm hoặc thuần Dương, mà bao gồm cả Âm lẫn Dương. Trong sinh hoạt hàng ngày cũng như trong chữa trị bệnh, chúng ta tuân theo nguyên lý này; lẽ dĩ nhiên có lúc Dương hơn và có lúc cần Âm hơn.
Phép Dinh Dưỡng Cần Được Tuân thủ Triệt Để từ Ba Tuần đến Một Tháng
Vài phản ứng có thể xảy ra cần được biết đến vào thời kỳ đầu sau khi áp dụng phương pháp dinh dưỡng này:

- Cảm giác suy nhược, cảm thấy chân bị bại liệt từng phần, do nơi nguồn gốc tâm linh và cũng do nơi giảm thiểu số luợng huyết dịch lưu thông trong cơ thể, sau khoảng 15 ngày đến 1 tháng, trạng chứng này sẽ mất đi.

Thường tim đập chậm lại, nhất là khi ta dùng một số lượng muối khá nhiều, vô hại.

- Đau đầu thường xảy ra vào những ngày đầu trong thời gian ăn số 7.

- Trạng thái buồn nôn, cũng thuờng hay mửa cả đồ ăn và mật (đảm trấp), ớn cơm (nói chung các đồ ăn ngũ cốc). Đừng ngại cứ ăn ít lại, vài ngày sau sẽ ăn ngon trở lại, vẫn cứ làm việc như bình thường.

- Chảy máu cam máu mũi, đôi khi thổ huyết, hoặc tiện huyết (phẩn có vấy máu). Cũng gặp trường hợp chảy máu tai; hầu hết các trạng thái khủng hoảng này đều được cải thiện sau đó.

- Nhất là ở thiếu nữ thường có sự ngưng chỉ kinh nguyệt, thay đổi từ 1 đến 6 tháng, sau đó kinh nguyệt sẽ trở lại.

- Về phía nam giới, đôi khi có trạng chứng bất lực trong một thời gian ngắn, có thể cũng cùng một trạng chứng như trên.

- Rất thường xảy ra trường hợp táo bón vào lúc đầu do nơi sự thiếu nước và do sự giảm thiểu số lượng thực phẩm, nhưng không có gì đáng quan tâm, chớ dùng thuốc nhuận trường, không có nguy hại vì không có đản bạch tinh (proteins) động vật. Chịu khó chờ đợi, sự đi tiểu sẽ được điều hòa trở lại. Trong một thời kỳ nào đó, nghe phân không có mùi hôi thúi gì cả.

- Trong tháng đầu, hầu hết đều gầy hẳn xuống.

- Ở những người mắc bệnh phong thấp thường có sự gia tăng đau nhức và sưng khớp xương tạm thời.

- Về phương diện tinh thần, hình như luôn có một thời kỳ hay nổi xung (dễ phát cáu), chán đời do một số nơi cảm giác khát nước đến bắt khó chịu. Người ta thường hay bỏ cuộc vào thời kỳ này, việc rất thường thấy; cần phải tiên liệu trước để chịu đựng.

- Giấc ngủ bị rút ngắn lại, thường có mộng mị liên miên vào lúc đầu, đôi khi rất nhanh; nhưng trái lại, không hề có sự mất ngủ.

- Thường thường nước tiểu có mầu rất đậm và chứa nhiều chất lạ. Cả đến khi khối lượng nước tiểu trong trở lại, nhưng vẫn phải giữ cho được màu vàng sẫm. Đôi khi có trường hợp sưng bọng đái nhẹ.

- Đôi khi có phản ứng cảm sốt bất thình lình trong vòng 24 đến 48 giờ, rồi dứt đi cũng thình lình như thế mà không thấy có dấu hiệu chi hết.

- Mặc dù có cảm giác mệt mỏi lúc đầu, cũng cần phải tiếp tục công việc và cố gắng tập một vài cử động thể dục hàng ngày.

- Sự tiếp tục dùng thức ăn thuộc động vật trong khi giảm uống và ăn nhiều muối thêm sẽ rất có hại.

Giải Đáp Một số thắc mắc thông thường liên quan đến tâm trạng

- Ngại thiếu chất đạm bạch tố (Proteines) thuộc động vật :

Các chất đạm bạch tố thực vật đã có đủ, các acid anime strong loại ngũ cốc và rau quả như: Biến đậu (Lentilles), đậu xanh chẳng hạn đủ bổ túc cho chỗ thiếu thốn ấy. Một vài loại thảo mộc có giá trị bổ túc cho đồ ăn ngũ cốc hơn hẳn các món ăn thịt cá, hoặc sữa như bánh dầu mè (xác mè sau khi ép lấy dầu rồi), hay xác dầu quỳ (công cuộc khảo cứu của bà Randoin). Nó chỉ thua có mỗi một thứ đản bạch tố ở trứng mà thôi. Các đồ ăn bổ túc cho loại ngũ cốc là những đồ ăn mang tới cho cơ thể những chất không có trong ngũ cốc.

- Sợ thiếu sinh tố C chăng?

Các cuộc khảo cứu thảo mộc mới đây ở Nhật và ở Anh đã chứng tỏ rằng trong các loại ngũ cốc (Paoviatamine C) sự chịu nóng tới ngoài 150 độ và cơ thể người ta có thể tổng hợp và chuyển hóa nó thành sinh tố C.

Ngoài ra, trong các thức ăn, thực dụng như ngò tây (persil) và bồ công anh (Pissenlit) chẳng hạn, người ta cũng nhận thấy có nhiều sinh tố C trong cám hay cà chua (tomate) và được kèm với một hàm lượng phong phú tương đương về sinh tố A.

Các sinh tố khác thì đều có đầy đủ cả. Đại loại như sinh tố B và PP có nhiều trong các loại ngũ cốc và sinh tố E trong mầm ngũ cốc. Về sinh tố D thì trong mầm các loại ngũ cốc còn nguyên cám và trong bột kiều mạch (Flocon Davoine).

Còn lại các sinh tố thuộc nhóm F do nơi các acid béo bất bão hòa trong các loại dầu thảo mộc sinh ra. Các acid béo giúp đắc lực cho sự biến hóa chất Cholesterol ở cơ thể người. Các thức loại nên dùng: dầu mè (vừng) và dầu quỳ (Tourynesil) cả dầu Ô liu (cảm lảm) nữa. Trong các chất béo có nguồn gốc động vật và chất magarine. (loại mỡ trứng) đều có tác dụng độc hại. (công cuộc khảo cứu của bà Randoin đăng tải trong Công báo của Viện Vệ sinh thực phẩm năm 1975).

- Sợ sự hạn chế nước uống sẽ làm cho thận mệt chăng?

Trái hẳn lại, chúng ta hãy nhớ lại những kết quả tuyệt hảo trong thực chế khô của Volhard trong việc chữa trị chứng sưng thận cấp tính khuếch tán (Người Đức đã dùng từ 7 đến 10 ngày để áp dụng thực chế khô này)

Ngoài ra, thận tạng có khả năng bài tiết chất muối (CINa) trội hơn khả năng người thường tưởng tới. Thận tạng của người có thể thải ra cứ mỗi lít nước tiểu la 30 gram CINa và còn hơn thế nữa. Cho dù ăn 4, 5 muỗng cà phô muối mè mỗi ngày cũng không dung chứa tới trên 10 gram CINa mỗi ngày, đó là điều rất thường.

Kết Luận:

Cơ bản của thực chế này là đúng theo cơ bản các phép dinh dưỡng cổ truyền của phần đông dân chúng nông thôn vạm vỡ ở Âu châu, ở các xứ Đông Dương, nhất là ở miền cực Đông. Sự quân bình dinh dưỡng ấy đã bị đảo lộn ở Tây Phương. Ở đây chỉ có thể sửa đổi gia giảm một cách rất khôn ngoan.

Các yếu tố có thể thay đổi được trong phép ăn này tùy theo tạng thể hoặc căn bệnh, là số lượng nước và muối, rồi đến tỷ độ tương quan về số lượng đồ ăn ngũ cốc và rau quả, là sự chọn lựa một số ngũ cốc hoặc rau quả, và dĩ nhiên thời kỳ cần phải thay đổi các tỷ lượng giữa những yếu tố này cho thích hợp với người bệnh.


PHÂN ĐỊNH ÂM DƯƠNG MỘT SỐ MÓN ĂN VÀ THỨC UỐNG

Chú ý:

Âm có ký hiệu ÂM Dương có ký hiệu DƯƠNG

3 ÂM - …Âm hơn hết 3 DƯƠNG - …Dương hơn hết
2 ÂM - ….Âm nhiều 2 DƯƠNG - …Dưong nhiều
1 ÂM - ….Âm 1 DƯƠNG - …Dương



Ký Hiệu
Âm

2 Âm
1 Âm Nếp, các loại gạo mạch
Bo bo (Ý Nhĩ), bắp (ngô)
Đậu nành, đậu phọng, đậu đen, đậu trắng, đậu xanh
3 Âm

2 Âm

1 Am Các loại cà, khoai tây, măng, giá, nấm.
Dưa leo, bắp chuối, khoai mì, môn tím
Rau muống, mồng tơi, su xanh, khoai mỡ tím, khoai lang, mứt biển
Bầu, khổ qua, đậu ve, đậu đủa, rau dền, su hào, hoai mở trắng
3 Âm
2 Âm
1 Âm Gừng, ớt, tiêu, nước chanh, me, cà ri, chao, giấm gaọ
Tương đậu phụ, mẻ (cơm chua), tương cải, va ni, rau răm
Bơ mè, tỏi, rau cần, rau hung quế
3 Âm
2 Âm
1 Âm Kem lạnh, nước đá, thức uống có đường, rượu, cà phê
Nước trái cây, bia
Trà đọt, nước khoáng, nước lã
3 Âm
2 Âm Đường cát
Đường thốt nốt, đường thô (vàng, đen, nâu) đường trái cây

Ký Hiệu
Dương

1 Dương
2 Dương - Gạo mì, gạo tẻ
- Kê, gạo mì đen
Đậu Ván
Đậu đỏ lớn hạt, xích tiểu đậu
3 Dương
2 Dương


1 Dương - Củ sắn dây, khoai mài
Diếp quắn đắng, lá bồ công anh, rau đắng, xà lách son, rau má,
- củ cải trắng, củ sam, cà rốt
Bắp cải, bông cải, cải cay, cải ngọt, cải tần ô, rau câu chỉ, phổ tai
3 Dương
1 Dương - Muối tự nhiên
- Quế, hồi, hắc hương, rau mùi, hành, kiệu, poa rô rau dắp cá, ngò, nghệ, tương đậu nành
3 Dương
2 Dương
1 Dương - Trà rễ đinh lăng, nhân sâm
- Cà phê thực dưỡng, trà củ sen
- Trà 3 năm, trà sắn dây, trà gạo rang, sữa thảo mộc
1 Dương
1 Dương - Mạch nha, chất ngọt hạt cốc
- chất ngọt rau củ, mật ong


CÁCH NẤU CƠM GẠO LỨC VÀ RANG MÈ

PHÂN LƯỢNG GẠO LỨC, NƯỚC VÀ MUỐI:

Một lon gạo (lon sữa bò) + hai lon nước (lon sữa bò) + một phần tư muỗng cà phê muối hầm (chú ý, không được dùng muối iốt “iode” và muối bột, muối đã chế biến). Lượng nước có thể thêm bớt tùy theo loại gạo.

CÁCH NẤU GẠO LỨC BẰNG NỒI THƯỜNG:

(Không được nấu bằng nồi cơm điện): Nấu nước sôi, đổ gạo và một pbần tư muỗng cà phê muối hầm vô nước sôi, khuấy đều, đậy nắp, nấu cho sôi bùng lên rồi tắt lửa. Nhắc nồi xuống vẫn đậy nắp để 15 phút. Sau đó, nhắc nồi lên bếp, nấu tiếp lửa nhỏ cho đến khi chín.

CÁCH NẤU GẠO LỨC BẰNG ÁP SUẤT:

Một gạo + một rưỡi nước (đong bằng lon sữa bò) + một phần tư muỗng cà phê muối hầm. Cho gạo, nước, muối vô nồi một lượt. Nấu sôi xì hơi, tắt lửa. Để 15 phút. Sau đó, nấu tiếp, lửa nhỏ, cho đến khi chín.

CÁCH NẤU CƠM GẠO LỨC TỐT NHẤT: CHƯNG CÁCH THỦY BẰNG NỒI ÁP SUẤT:

Một chén gạo lức nấu với hơn một chén nước. Nếu cơm khô, thêm nước, nếu cơm nhão, bớt nước (1 ký gạo lức + 1 muỗng cà phê muối hầm). Gạo lức + nước + muối để vô tô và đặt tô này vào nồi áp suất có nước. Nước trong nồi áp suất cho vừa đủ để khi nấu sôi lên không bị tràn nước vào tô gạo. Bật lửa, chưng cách thủy tô gạo lức đã có nước, đến khi nghe sôi kêu nồi đợt đầu 15 phút, tắt lửa, để yên đó. Sau 20 phút, bật lửa lên nấu tiếp, nghe sôi kêu nồi đợt hai 5 phút thì tắt lửa. Để 30 phút sau là chín cơm.

CÁCH NẤU CƠM GẠO LỨC BẰNG CÁCH CHƯNG CÁCH THỦY TRONG NỒI THƯỜNG:

Một chén gạo lức nấu với hơn một chén nước (1 ký gạo lức + 1 muỗng cà phê muối hầm). Nếu cơm khô, thêm nước, nếu cơm nhão, bớt nước. Gạo lức + nước + muối để vô tô và đặt tô này vào nồi có nước. Nước trong nồi cho vừa đủ để khi nấu sôi lên không bị tràn nước vào tô gạo. Bật lửa, chưng cách thủy tô gạo lức đã có nước, đến khi nghe sôi xì hơi đợt đầu 30 phút, tắt lửa để yên đó. Sau 15 phút, bật lửa lên nấu tiếp, nghe sôi xì hơi đợt hai 10 phút thì tắt lửa. Để 30 phút sau là chín cơm.

CÁCH GIỮ CƠM GẠO LỨC KHÔNG THIU:

Không đậy nắp kín mà dùng rá để đậy nồi cơm. Không được để cơm trong tủ lạnh.

CÁCH HÂM CƠM GẠO LỨC:

Khoét một lỗ tròn giữa nồi cơm cho đến đụng đáy nồi, đổ nước vô, (lượng nước đủ tráng đáy nồi để cơm không bị khét khi hâm). Đậy nắp nồi cơm, nấu cho nước bốc hơi lên, mở nắp hồi khuấy đều. Dùng muỗng ép cơm cho bằng mặt và cứng. Đậy nắp nồi, để lửa riu riu khoảng 5 phút, tắt lửa.

CÁCH RANG MÈ:

Mè vàng còn vỏ, đổ mè vào thau nước đầy, đãi vớt lấy mè nổi trên mặt nước và bỏ sạn cát chìm xuống dưới thau. Phơi khô mè sạch đã vớt, đựng trong hộp đậy nắp. Nếu mua mè sạch, không phải đãi nữa.

Khi rang mè, nhúng tay cho ướt để bóp sơ mè cho thấm nước mới rang thì mè thơm hơn là rang khô. Rang lửa đều và nhỏ, khuấy đều mè, đến khi nghe mè nổ lách tách, rang thêm nột chút nữa là mè chín.

Đổ mè chín ra thau, phải đậy kín liền. Mười phút sau, mè nguội, bỏ vô cối nghiền chung với muối hầm. (nghiền, không phải giã). Một muỗng cà phê muối hầm nghiền với 12 muỗng mè. Phân lượng này thay đổi tùy theo tuổi tác và loại bệnh. Mè trộn muối rồi chỉ được sử dùng 4 ngày. Ăn tiếp, phải rang mè mới.

CÁCH ĂN CƠM GẠO LỨC VỚI MUỐI MÈ:

Khi múc cơm ra chén, không được xới cơm đều, chỉ xắn cơm trong nồi từ trên xuống dưới để lấy đủ âm dương. Ăn bao nhiêu thì xắn bấy nhiêu ra chén. Để nguyên phần cơm dư ngày mai, không được xới lên. Một chén cơm trộn đều với 4 muỗng cà phê muối mè đã nghiền.

Ăn bằng muỗng cà phê, một lần ăn 1 muỗng cà phê cơm trộn mè, không được nhiều hơn, để nhai nát cơm cho dễ. Phải nhai cho đến khi cơm thành nước và cảm thấy ngọt mới được nuốt và chỉ nuốt một lần, không được nuốt nhiều lần; vì nuốt nhiều lần sẽ bị khát nước. Khi ăn không được hở môi, không dược nói chuyện. Ăn bất cứ giờ nào, không cần đúng bữa. Trước khi ngủ hai tiếng, không được ăn. Dùng số lượng chén cơm nhiều ít tùy ý, nhưng không nên ăn no một lần, một chén cơm có thể ăn nhiều lần.

CÁCH RANG GẠO LỨC DÙNG ĐỂ ĂN:

Nấu cơm gạo lức chín bình thường. Xới cơm ra mâm phơi khô. Khi phơi cơm, phải trở cơm thường xuyên mới khô đều và cơm rang được dòn. Mỗi ngày phơi cơm, chiều mang vô, mai phơi tiếp, không nên phơi ban đêm ngoài sương. Nhớ đậy cơm phơi bằng vải mỏng để tránh bụi và các con vật nhỏ không bám vào cơm. Phơi cơm ba nắng gắt, đến nắng thứ ba, lấy gạo đang phơi còn nóng đổ vô chảo đang nóng để rang thì gạo mới dòn và xốp. Rang gạo đến khi hạt gạo vừa vàng và thơm thì tắt lửa và đổ gạo đã rang vào một xoong sạch, đậy nắp liền, gạo sẽ thơm.

Đậy nắp khoảng 30 phút trở lên, khi sờ tay thấy gạo còn ấm, không phỏng tay, cho muối hầm vào (lượng muối hầm bao nhiêu cũng được), đậy nắp lại. Khi gạo nguội hoàn toàn, đổ ra vợt rây, bỏ muối, lấy gạo. Chú ý, nếu cho muối hầm vào gạo còn nóng thì gạo sẽ hút nhiều muối, không được. Nếu cho muối vào gạo đã nguội thì gạo sẽ không thấm được muối. Nếu răng yếu, có thể xay gạo rang thành bột rồi cho nước nóng vào để ăn; hoặc không xay thành bột thì có thể ăn bằng cách ngậm gạo lứt rang trong miệng cho mềm, rồi nhai cho đến thành nước, mới được nuốt.

GẠO LỨC RANG DÙNG ĐỂ UỐNG:

Rang gạo lức sống đến khi gạo vàng đậm là được, để nguội đựng vô keo, dùng từ từ. Nếu bị bón: hai tiếng một lần, nhai 1 muỗng cà phê muối mè rang rồi. Và trước khi ngủ, nhai 4 muỗng cà phê muối mè rang, nhai đến lúc không còn mặn mới được nuốt. (khoảng 5 phút.)

Nước uống tùy theo bệnh: Bệnh tim mạch, đường ruột, bao tử, vôi cột sống: dùng lá trà ba năm.

CÁCH PHƠI LÁ TRÀ BA NĂM:

Nấu nước sôi, cho lá trà tươi vào rồi vớt ra liền (đó là cách rửa trà). Sau đó ủ một đêm, phơi chỗ mát, một ngày xốc lên ba lần (sáng, trưa, chiều), phơi khoảng 1 tuần đến 10 ngày, lá trà khô, cho vô bao, để chỗ không ẩm. Khi dùng, sao khử thổ bằng cách đổ lá trà đã rang thơm xuống nền gạch tàu, rồi hốt lên liền, không được để lâu. Có thể mua 4 miếng gạch tàu, nếu nhà không lót gạch tàu. Lá trà rang để nguội cho vô bao để dành.

CÁCH NẤU NƯỚC TRÀ

Cách 1: Lấy 10 lá trà khô, rửa sạch bằng nước lạnh, vò nát lá trà, cho vô bình thủy và đổ 3 xị nước sôi vô (3 xị=0.75 lít). Để khoảng 15 phút, trà sẽ ra đủ chất và để nguyên lá như vậy trong bình thủy, khi uống rót nước thôi.

Cách 2: Nấu 10 lá trà đã rửa sạch, nấu sôi 15 phút, đổ nước trà vô bình thủy giữ nóng, bỏ lá trà.

ĐÁNH RĂNG

Không được dùng kem đánh răng vì có chất hóa học. Đánh răng bằng bột thuốc theo pháp dưỡng sinh. Một ngày chỉ đánh một lần buổi tối. Các lần khác súc miệng bằng nước muối.

Phụ chú: ĂN GẠO LỨC MUỐI MÈ THEO SỐ 7: Nghĩa là ngoài gạo lứv muối mè, không được ăn bất cứ thức ăn gì (Kể cả rau củ và trái cây cũng không được ăn)


CÁC TRỢ PHƯƠNG THEO PHƯƠNG PHÁP DƯỠNG SINH

1- Cách xông đau nhức:

1 ký muối hột và một ký củ cải trắng cho vào 4 lít nước nấu sôi. Đổ nước sôi này ra xô, rồi dùng vật cản gác trên nặt nước để chân không đụng vô nước bị phỏng và gác chân lên xông, dùng mền quấn bít kín lại đến ngang rốn. Nước xông nguội thì cho chân vô ngâm 5 phút, rồi ngâm chân vô nước lạnh trong một phút. Xông chân liên tục 2 tuần.

2 – Cách đắp nước gừng chỗ đau và khối u trong cơ thể:
200 gram gừng tươi giã nhuyễn cho vào bọc vải mùng. Nấu 2 lít nước sôi cho bọc gừng vô rồi hạ bớt lửa liền và để lửa nhỏ riu riu, không được tắt lửa để giữ nước còn nóng. Nắm góc khăn để nhúng khăn vô nồi nước gừng và vắt khăn ráo. Gấp khăn làm 4 đắp lên chỗ đau với độ nóng chịu được và phủ lên khăn nóng này một khăn khô bên ngoài để giữ nóng. Trong lúc đắp khăn nóng thứ nhất, lo chuẩn bị nhúng khăn thứ hai vô nước gừng nóng và vắt ráo để vô thau. Khăn thứ nhất đã nguội thì lấy khăn ra, rồi đắp khăn nóng thứ hai tiếp theo. Đắp từ 25 đến 30 phút một lần. Một ngày đắp ba lần hay ít nhất cũng phải đắp hai lần mới có kết quả. Chú ý lúc đang cho con bú, không được đắp nước gừng, vì sẽ bị tắt sữa.

3 – Cách dán cao khoai môn (củ nhỏ) chỗ đau vào buổi tối trước khi ngủ

Khoai sọ củ nhỏ rửa sạch và gọt vỏ. Chín phần khoai sọ đã giã nhuyễn, (hoặc mài nhuyễn, hoặc xay nhuyễn) trộn cho đều với một phần củ gừng đã gọt vỏ và đã giã nhuyễn. Đổ hỗn hợp này vô miếng vải mùng, bề dày hỗn hợp độ một phân rưỡi. Đắp lên chỗ đau, bó lại để không bị rớt khoai ra và đắp nguyên đêm.

4 – Viêm Nhiễm Âm hộ-Ung Thư Tử cung

4 cây cải xậy tươi độ 1 ký (cải làm dưa muối) + 4 lít nước + 1 nắm muối. Nấu chín cải, đổ nước ra chậu, cho thêm nước lạnh cho vừa đủ nóng, ngồi vào chậu nước này để ngâm mông và phủ mền lên ngang rún 30 phút. Sau đó tắm cho sạch. Ngâm mông 2 tuần liên tục. Đắp nước gừng và dán cao khoai sọ từ rún trở xuống (Xem số 2 trang 10 và số 3 trang 10). Uống nước lá trinh nữ hoàng cung và lá trà bồ công anh (xem số 38 trang 15). Mỗi tối lấy bông gòn bằng ngón tay út nhúng vô dầu mè và lăn bột Denti (Bột Denti chữa bệnh) rồi nhét vô đường tiểu, sáng đi tiểu ra. Nhét như vậy từ 1 tuần đến 10 ngày. Trường hợp bị huyết trắng thì nhét bông gòn tẩm dầu mè và bột Denti giống như vậy trong 5 ngày. Ăn cơm gạo lức muối mè theo số 7.

5 - Bệnh Hay Đau Bụng - Nhức Đầu - Trúng gió méo miệng trong vòng 5 phút-phong giựt-Tăng huyết áp-Ỗn định thần kinh.

1 muỗng canh bột sắn dây cho một chút xíu nước lạnh (nước nấu chín để nguội), khuấy lên để bột không bị ốc trâu, rồi mới cho 1 bát nước sôi vào, khuấy lên thấy bột trong là chín. Nếu bột chưa trong thì cho vào nồi để lên bếp lửa khuấy cho chín, rồi cho một muỗng cà phê nước tương Tamari vào khuấy đều. Uống hỗn hợp này lúc bụng đói, hoặc lúc trúng gió, hoặc vào buổi tối và trùm mền cho đổ mồ hôi. Sau đó, lau khô người và thay quần áo. Không được ra gió trước một tiếng đồng hồ.

6 – Ăn Không Tiêu

Dầm 1 miếng chanh muối lâu năm với nước nóng để uống, hoặc ngậm 1 miếng nhỏ chanh muối (chanh muối lâu năm), ngậm một lúc rồi nuốt.

7 - Cảm

15 lá trà 3 năm + nửa trái chanh muối lâu năm (trái nhỏ, trái lớn thì một phần ba) + 1 lóng gừng bằng ngón chân cái nướng cho chín rồi băm nhuyễn. Ba thứ này nấu với một chén rưỡi nước cho sôi, sắc lại còn 1 chén, vớt bỏ lá trà, rồi chế nước này vào chén có 1 muỗng canh bột sắn dây đã được tán ra với 1 muỗng canh nước khuấy lên, nếu bột trong là chín, bột chưa trong thì bắc lên bếp khuấy sơ thêm cho chín bột. Sau đó, cho vào một muỗng nước tương Tamari và khuấy đều. Ăn nóng rồi trùm mền cho ra mồ hôi, không ra gió trước 1 tiếng đồng hồ.

8 – Đau cổ họng-viêm họng hạt và viêm nhiễm thanh quản, thực quản

Đánh răng bằng bột Denti, sau đó ngậm 1 phần 4 muỗng cà phê bột Denti (loại ngậm, không phải loại đánh răng), ngửa cổ để khò khò cho nước bột này thấm vô cổ họng, rồi ngậm đến khi hết mặn nuốt luôn, sau đó không được uống nước, vì sẽ làm trôi thuốc.

9 – Đàm trong cổ-mệt đứt hơi

Để trị đàm, buổi tối, trước khi đi ngủ, ngậm 1 phần 8 trái chanh muối, nuốt từ từ đến hết chanh muối rồi ngủ, không được uống nước vì sẽ làm trôi thuốc. (Chanh này đã ngâm muối 3 năm). Ăn gạo lức muối mè theo số 7 trong 1 tháng. Răng yếu, có thể xay cơm gạo lức rồi trộn muối mè. Xay bằng cối xay thịt của Liên Sô. Chú ý, cũng phải nhai cơm cho nát thành nước và cảm thấy vị ngọt mới được nuốt.

10 - Bệnh Nhức Đầu Kinh Khủng

1 lon nếp nấu chín trộn với hành hương sống đã thái nhỏ, túm vào khăn, đắp lên đầu. Vừa cảm thấy nóng chịu không nổi thì lấy ra, rồi lại đắp vào, liên tục đắp như vậy cả vùng đầu và thái dương, cho đến khi nếp nguội. Một ngày đắp 1 lần.

11- Thú Độc Cắn

Dùng dây cột phần trên chỗ bị cắn để nọc độc không theo máu chảy về tim, sau đó lấy bông gòn nhúng vô nước tương Tamari đắp lên chỗ bị cắn. Và lấy hai lòng đỏ trứng gà có trống khuấy đều với hai muỗng canh nước tương Tamari và uống.
HỒ PHI

Trái cây, rau giúp gì?



Như Tự Tín

Con người thừa hưởng tất cả những phẩm vật như cây trái, rau đậu để sống, dược thảo để trị bệnh và nhiều thứ khác giúp sức khỏe. Chúng ta không cần thiết phải giết thú vật để tồn tại. Trong các loại cây trái rau đậu có hàm lượng đủ cung cấp nhu cầu cho cơ thể con người. Sau đây là một số ít các loại trái cây, lá, thảo mộc v.v.. điển hình giúp chúng ta sống lành mạnh mà không cần tới giết chóc thú vật :

Dưa hấu

Loại quả này chứa một hàm lượng lớn lyconpene - chất chống ôxy hóa mạnh được coi là rất hiệu quả trong cuộc chiến chống ung thư.
Lycopene là hợp chất tự nhiên tạo nên màu đặc trưng của các loại quả như cà chua, dưa hấu và bưởi đỏ (red grapefruit). Nó có tác dụng loại bỏ các gốc tự do gây hại cho tế bào lành.
Nghiên cứu gần đây của Đại học Harvard (Mỹ) phát hiện ra rằng, lycopene trong cà chua làm giảm 1/3 nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới. Một báo cáo mới của Bộ Nông nghiệp Mỹ cho thấy, dưa hấu chứa nhiều lycopene hơn cả cà chua. Tuy nhiên, lycopene của các loại quả khác nhau được hấp thụ với tỷ lệ khác nhau. Vì vậy, còn cần tiếp tục tìm hiểu liệu dưa hấu có khả năng phòng ngừa bệnh ung thư như cà chua hay không.

Quả mướp đắng

Theo Đông y, mướp đắng tính hàn, vị đắng, không độc, nếu được dùng thường xuyên sẽ giúp giảm các bệnh ngoài da, làm cho da dẻ mịn màng. Theo y học hiện đại, mướp đắng có tác dụng diệt vi khuẩn, chống lại các tế bào ung thư; hỗ trợ đắc lực cho bệnh nhân ung thư đang chữa bằng tia xạ.
Ngoài ra, mướp đắng còn có các tác dụng dược lý sau:

- Chống các gốc tự do - nguyên nhân gây lão hóa và phát sinh các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tổn thương thần kinh, viêm đường tiết niệu, tiểu đường...
- Tăng ôxy hóa glucose, ngăn chặn sự hấp thu glucose vào tế bào. Ức chế hoạt tính các men tổng hợp glucose.
- Có tác dụng sinh học giống insulin, giúp cơ thể tăng tiết insulin, rất tốt đối với bệnh nhân tiểu đường dạng 2.
Ở dạng nước sắc, quả mướp đắng tươi có tác dụng chữa ho, mụn trứng cá(uống trong và bôi ngoài) và rôm sảy (uống trong và bôi ngoài, khi khô thì tắm).

Cách bào chế: Mướp đắng tươi 200 g cắt nhỏ, sắc 3 lần với nước, mỗi lần lấy 1 bát, tất cả cô lại còn 1 bát, chia làm 3-4 lần uống (hoặc cả uống trong, bôi ngoài) trong ngày. Trẻ em dùng nửa liều trên.
Nước ép quả mướp đắng tươi có tác dụng chữa tiểu đường dạng 2 mới mắc (khi chưa phải dùng tân dược), phối hợp với các loại sulfamid chữa tiểu đường dạng 2 để tăng tác dụng, giảm liều và giảm tác dụng phụ của thuốc. Ngoài ra, nước sắc quả mướp đắng tươi cũng giúp phòng chống các bệnh tim mạch, thần kinh, ung thư, lão hóa, giảm tác hại của tia xạ với người bệnh.

Cách chế: Quả mướp đắng tươi rửa sạch, để ráo nước, cắt nhỏ (bỏ hạt), cho vào máy xay sinh tố xay nhỏ; sau đó cho vào túi vải sạch (đã tiệt trùng bằng cách luộc sôi 15 phút) vắt lấy nước, đun sôi 15 phút (nước 1). Bã cho thêm nước (1 kg quả tươi ban đầu thì cho 500 ml nước) đun sôi, để nhỏ lửa trong 15 phút, lấy ra để nguội, vắt lấy nước (nước 2). Bã lại cho thêm nước (1 kg quả tươi ban đầu thì cho 300 ml nước) đun sôi, để nhỏ lửa trong 15 phút, lấy ra để nguội, vắt lấy nước (nước 3). Bỏ bã, gộp cả nước 1, nước 2, nước 3 đun sôi trong 15 phút.

Chia liều: Nếu ban đầu có 1 kg quả tươi thì chia nước vắt thành 10 liều, mỗi ngày uống 1 liều ngay sau bữa ăn. Phần còn lại bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần. Sau khi uống mướp đắng, có thể tráng miệng bằng nước cỏ ngọt hoặc đường Aspartam (mua ở nhà thuốc) hay 1 thìa cà phê (5 ml) mật ong (nếu không bị bệnh tiểu đường thì tráng miệng bằng 1 thìa đường kính cũng được).
Chú ý: Khi dùng mướp đắng (ở mọi dạng chế biến), không được dùng huyền sâm hoặc các chế phẩm có huyền sâm.

Aloe Vera (Cây Da Ðam hay Cây Dứa Cảnh)


Du khách viếng thăm Thánh Địa, nếu đến Bêlem thế nào cũng có dịp gặp Cha Romando Zago, người Brazil, sống trong cộng đoàn các cha Dòng Phanxicô, quản thủ thánh địa bên cạnh Vương Cung Thánh Đường Giáng Sinh, có hang đá nơi Chúa Giêsu đã sinh ra cách đây 2000 năm. Từ nhiều năm nay, cha nổi tiếng vì đã chữa rất nhiều người khỏi bệnh ung thư, mặc dù cha không phải là bác sĩ , cũng không phải là thầy phép, lại càng không phải là phù thủy. Cha chỉ dùng sự hiểu biết học hỏi được nơi người dân Brazil khi còn sống tại quê nhà để cứu giúp các bệnh nhân.
Cha Romano Zago sinh tại Lajeado trong giáo phận Porto Alegre, Brazil 1932. Sau khi nhập dòng Phanxicô cha được chỉ định làm việc tại Thánh Địa. Ban đầu làm giám học trông coi các thầy dòng trẻ đang theo chương trình triết học tại cư xá sinh viên Bêlem. Sau đó ngài được đổi về đại chủng viện quốc tế Giesusalem thuộc tu viên Chúa Cứu Thế Giesusalem. Tại đây, cũng như ở cư xá sinh viên Bêlem cha dạy môn Latinh. Cha Zago có gương mặt tròn trịa rất hiền lành và đơn giản. Chính vì thế khi nhìn cha lại càng khó tin là cha có khả năng giúp nhiều người khỏi bệnh ung thư. Cha nói: “Tôi đã học nơi dân nghèo Brazil là những người không có tiền để ăn nên không bao giờ dám bén mãng tới các tiệm thuốc tây để mua các loại thuốc tân tiến phức tạp, vừa đắt tiền vừa không chữa được bệnh ung thư. Họ tới thẳng với Thiên Chúa từ nhân, là Đấng đã tạo dựng nên nhiều lại cây cỏ chữa bệnh rất tuyệt vời, trong đó có cây Aloe Vera, là một loại dứa cảnh mọc khắp nơi, ngay cả bên vệ đường. Dân nghèo đã dạy tôi nhận diện nó và dùng nó để chữa bệnh ung thư.
Toa thuốc chữa bệnh ung thư của cha Zago rất đơn giản. Nó gồm hai lá lớn hai ba lá nhỏ cây Aloe Vera, bỏ chung tất cả vào máy xay sinh tố xay nhuyễn ra thành một loại xirô. Bỏ ít mật ong và một ít rượu. Truớc khi dùng thì lắc đều lên. Mỗi ngày uống ba lần, 15 phút trước khi ăn sáng, ăn trưa, ăn tối. Mỗi lần một muỗng canh Aloe Vera. Mật ông là loại thực phẩm mà con người hấp thụ dễ dàng. Chất ruợu mạnh khiến cho mạch máu nở lớn để cho mật ong pha lẫn với Aloe Vera tới mọi tế bào trong cơ thể, vừa tươi dưỡng vừa chữa lành các vế thương và lọc sạch máu. Bình thường việc chữa trị kéo dài 10 ngày. Sau 10 ngày nên đi khám nghiệm xem bệnh tình ra sao và so sánh kết quả trước và sau khi điều trị để nếu cần thì uống tiếp thêm 10, 20 hoặc 30 ngày nữa cho tới khi hoàn toàn khỏi bệnh. Bình thường bệnh nhân cảm thấy khá ngay sau đó. Nhưng đây chưa phải là đấu chỉ khỏi bệnh. Cần phải đi bác sĩ khám nghiệm để biết bệnh tình tiến thoái ra sao. Phải kiên trì và nhẫn nại. Nhưng hiệu quả của cây Aloe Vera rất chắc chắn và mạnh mẽ, chống lại bất cứ loại ung thư nào từ ung thư da cho tới ung thử cổ họng, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư óc, ung thư dạ dày, ung thư ruột,... và cả ung thư máu nữa.
Thật ra nhiều dân tộc trên thế giới đều biết đến công hiệu chữa bệnh của cây Aloe Vera. Có tất cả 300 lại Aloe, nhưng các loại thường được dùng để chữa bệnh là Aloe Vera. Có nhiều loại Aloe như Aloe đảo Socotra, Aloe vùng Cap bên Nam Phi, Aloe Saponia, Aloe Sinensis, Aloe Arborescens, Aloe vùng Natale và Aloe Forox. Loại thông thường nhất là Aloe Vera.
Cây Aloe Vera hay cây Aloe Barbadensis là một loại dứa cảnh lá thon hai bên có gai nhọn, dài trung bình từ 40 đến 50 cm, cây có chiều cao 60 – 90 cm, bên trong lớp vỏ xanh là chất thạch đắng. Theo bảng phân chất của linh mục bác sĩ Grandi cũng dòng Phanxicô làm việc tại trung tâm nghiên cứu La Torre tỉnh Torino trung bắc nước Ý, cây Aloe Vera gồm các chất sau đây:

1. Có mười ba chất khác nhau thuộc loại Ligine, saponine và antra chinoni chứa các chất trụ sinh chống lại các vi khuẩn: Alonia cartartico ed emetico; Barboloina (glucoside barbaloico): antibiotico e catartico; Isobarbaloina: analgesisco và antibiotico; Antranolo; Antracene; Acido aleoitico; antibiotico; Emodine, battericia và lassativo; Acido cinnamico: detergente, germida và unghicida; Estere dell’acido cinamico; calmante; Olio etero: analgesico và anesterico; Acido crisfanico; funghicida; Aloe ulcine: inibtore della secrexionce gastrica per reaxione l’istaminia; Resestanolo.

2. Có tám loại Vitamin cần thiết cho sức lớn mạnh của các tế bào, dưỡng nuôi thân thể, tạo ra máu, điều hòa cơ thể và chữa lành các vết thương:
Vitamin A (carotene); B1 (tiamina: cần thiết cho sức lớn mạnh của các tế bào và sản xuất năng lượng) B2 (niacina và ribiflavina): tác động chung với vitamin B6 để tạo máu; Niacinamide (niacine): giúp điều hòa hệ thống biến sinh thái của thân thể; C (acido ascorbico) cùng với vitamin E chống lại sự nhiễm trùng và giúp vết thương thành thẹo; E (Tocoferolo): công hiệu giống như vitamin C: Colline (vitamin thuộc loại B giúp hệ thống biến sinh thái của cơ thể và sau cùng là vitamin 1 trợ giúp tạo máu.

3. Cây Aloe Vera chứa hơn 20 muối đạm cần thiết cho cơ thể. Sau đây là những loại chính: Calcio cùng với chất fosforo tạo thành xương; fosforo, potassio ferro (chất sắt trong máu giúp giữ dưỡng khí) sodio, cloro manganese (cùng với chất magnesio giúp các bắp thịt và hệt thống thần kinh hoạt động) cromo (giúp sinh hoạt của các chất men và chất axít béo) zinco (kích thích sinh hoạt của chất protein trong việc làm lành viết thương.

4. Saccaridi đơn và đa dạng:
Cellulosa glucosio mannosio aldoso acidouronico lipasi aninasi L-ranose (Carisyn là chất mới được khám phá ra có nhiệm vụ cũng cố hệ thống kháng tố)

5. Amnoacide chính yếu

6. Amino acidi phụ thuộc

7. Các chất men: các chất men oxyt của cây Aloe hút các yếu tố nồng cốt : Fosfatasi acida amilasi bradichinasi hay bradichinisia (giảm đau chống sưng kích thích bảo vệ kháng tố) cellulasi (giúp chất cellulosa tiêu hóa) catalisi (ngăn chận không cho chất H2O2 đọng trong tế bào), Lipasi (giúp tiêu hóa) Nucleotidasi fosfatasi alcalina Proteolitiasi hay protesi (giúp các yếu tố tạo thành chất protein tan trong nước).

Việc khỏi bệnh ung thư đầu tiên xảy ra hồi năm 1987. Hồi đó tại Bêlem có một ông cụ bị bệnh ung thư tuyến tiền liệt vào thời kỳ cuối. Các bác sĩ thất vọng không chữa được nên đã cho cụ rời nhà thương để cụ chết tại nhà, giữa người thân. Cha Romano được gọi tới ban bí tích xức dầu cho ông. Sau khi ban phép bí tích cho ông, cha đề nghị ông thử dùng phương thuốc của cha cho. Ông cụ đã dùng và đã được khỏi bệnh và hiện nay vẫn còn sống với con cháu rất khỏe mạnh, dù đã 85 tuổi. Một nữ tu Silvana y tá của nhà giòng Phan Xi Cô biết tin một bà bạn bị ung thư. Chị chợt nhớ tới bình xirô của cha Romano cho, thêm xirô với lá cây Aloe Vera đưa cho chị bạn uống. Chỉ trong ba tháng chị bạn khỏi bệnh ung thư và sống rất khỏe mạnh.

Sau đó, một trong hai ông thư ký của trường Thánh Địa Bêlem bụ ung thư cổ họng, nói không ra tiếng. Linh mục Raffaelle Caputo giám đốc trường kêu cứu với cha Romano Zago. Cha Zago tới thăm ông với một lọ xirô Aloe Verz lớn. Chỉ hai tháng sau ông thư ký khỏi bệnh , nói được, làm việc bình thường trở lại.

Tuy nhiên vụ chữa bệnh cảm động nhất mà cha Romano còn nhớ là vụ của chú bé Geraldino người Arghentina, mới lên 5 tuổi. Geraldino bị ung thư máu, sau khi tìm mọi cách chữa trị mà không công hiệu. Các bác sĩ đề nghị với cha mẹ em bé phương thuốc cấy tủy xương của Geraldino. Đây là loại giải phẩu rất phức tạp và tốn kém, nhưng vì thương con, hai ông bà cũng cố gắng. Người cho tủy là chú bé anh ruột của Geraldino. Vụ giải phẩu cấy tủy được thực hiện tại nhà thương tối tân ở Barcelina, Tây ban Nha và được coi như là thành công mỹ mãn. Nhưng kết quả đã không kéo dài được bao lâu. Bệnh ung thư máu tái phát lần này nặng hơn trước. Các bác sĩ hoàn tòan bất lực và thất vọng không cứu sống được Geraldino. Cha mẹ của em rất buồn nhưng là tín hữu có lòng tin sâu xa, hai ông bà quyết định đem Geraldino sang hành hương Thánh Địa, vừa để cho Geraldino khuây khỏa, vừa là dịp cho hai con viếng thăm vùng đất Thánh. Hy vọng có một phép lạ nào đó từ lời cầu nguyện nơi Chúa đã từng chữa muôn bệnh nhân. Thế rồi họ lên đường và một hôm họ đang quỳ cầu nguyện, trước hang đá, lại gặp giờ các cha Phanxicô xếp hàng đi rước kiệu và hát kinh chiều, trong đó có cả cha Romano Zago. Liếc nhìn dôi vợ chồng trẻ và hai đứa con thơ đang quỳ cầu nguyện, cha Romano đoán chắc gia đình đang có vấn đề. Cha đến chào, hỏi chuyện và biết được nỗi lo lắng của họ. Cha đã đề nghị hai ông bà thử dùng phương thuốc chữa bệnh của ngài. Và Geraldino đã uống xirô Aloe Vera do cha Romano cho em. Sau một tháng, Geraldino khỏe mạnh hân hoan bước theo đoàn kiệu của các cha dòng Phanxicô. Em đã ở lại và điều trị trong vòng hai tháng. Sau hai tháng các bác sĩ đã cho biết em đã hoàn toàn khỏi bệnh ung thư máu.
Chính cha Zago đã kể lại các vụ chữa bệnh công hiệu trên đây trên nguyệt san "Thánh Địa" số ra cho hai tháng 11 và 12 năm 1993, để cho mọi người biết rằng có thể chữa lành bệnh ung thư với các chất liệu đơn sơ, mà Thiên Chúa Tạo Hóa đã dựng nên trong thiên nhiên, để trợ giúp con người.
(LM Giuse Hoàng Minh Thắng viết theo Vittorio Bosello Ofm, Il miracolo dell’Aloe e del miele, La Terra Santa, Nevembre, Decembre 1993, Marzo Aprile 1995)

Quả cà pháo

Trong cả Đông y và Tây y, quả cà đều là một vị thuốc. Cà có tác dụng chữa các bệnh táo bón, ho, bệnh ngoài da và nhiều bệnh khác. Một hoạt chất trong cà có tác dụng hạn chế sự phát triển của bệnh ung thư.

Theo Đông y, cà vị ngọt, tính hàn, có tác dụng tán huyết, tiêu viêm, chỉ thống, nhuận tràng, lợi tiểu, trị thũng thấp độc, trừ hòn cục trong bụng, ho lao. Theo sách Thực kinh, cà có công dụng làm đầy da thịt, ích khí lực, chữa cước khí...

Theo y học hiện đại, cà là nhóm rau quả đứng hàng đầu về hàm lượng vitamin P (làm vững chắc thành mạch, chống xuất huyết), vitamin E (chống lão hóa). Các chất khoáng trong cà thường cao hơn các rau quả khác. Đặc biệt, cà chứa Nightshade soda, một chất có tác dụng chống ung thư, ức chế tăng sinh khối u trong bộ máy tiêu hóa. Các chuyên gia Nhật Bản tìm thấy trong nước ép cà tím nhiều hoạt chất có khả năng ngăn ngừa ung thư, nhất là ung thư dạ dày. Có ý kiến khuyên dùng nước ép cà tím khi xạ trị và sau phẫu thuật ung thư.

Nhóm chuyên gia Đại học Graz ở Áo đã chứng minh tác dụng khử chất béo của cà tím, nhất là khi dùng cà tím với các thức ăn động vật. Cà tím còn có tác dụng chống ứ đọng cholesterol và urê huyết, rất có lợi trong việc điều trị các bệnh tim mạch, huyết áp cao, béo phì, tiểu đường, gut. Theo một nghiên cứu ở Mỹ, ăn cà là biện pháp hàng đầu để giảm cholesterol trong máu".
Ngoài ra, cà tím cũng có tác dụng lợi tiểu, chống phù nề, đàm thấp, hỗ trợ trong điều trị bệnh thận. Các thực nghiệm trên súc vật cho thấy, nước ép cà tím giúp ngăn chặn bệnh động kinh. Do đó, người dễ bị kích động tâm thần nên uống 1 ly nhỏ nước ép cà tím mỗi khi thấy thần kinh căng thẳng.

Một số bài thuốc từ cà :
Người Hàn Quốc dùng cà tím phơi khô làm thuốc giảm đau, trị sưng khớp, loét dạ dày.
Người Nigeria thường dùng cà tím để chữa đau bụng ở phụ nữ. Lấy cà khô và quả me chín lượng bằng nhau, thái nhỏ, cho vào 1 lít nước, đun sôi nhỏ lửa. Sau 30 phút, lọc lấy nước uống nóng.
- Đại, tiểu tiện gây chảy máu: Cà pháo già sao vàng, tán mịn. Mỗi lần dùng 8 g, hòa với nước, dấm loãng để uống, ngày 3 lần.
- Phụ nữ huyết hư, da vàng: Cà pháo già bổ ra, phơi trong bóng râm cho khô, tán mịn. Mỗi lần uống 8 g với ít rượu hâm nóng, ngày 2 lần, uống dài ngày.
- Đàm nhiệt, viêm phế quản cấp, táo bón: Cà tím 500 g, gừng tươi 4 lát, tỏi 3 củ. Cà thái dọc, tỏi và gừng nghiền nhuyễn. Tất cả trộn với nước tương, dầu, muối, đường, chưng cách thủy để ăn.
- Ho lâu năm không khỏi: Cà pháo tươi 30-60 g nấu chín, cho mật ong vừa đủ, nấu lại. Ngày ăn 2 lần. Bài thuốc này được in trong sách Ẩm thực phương Đông trị bệnh của Hồng Minh Viễn (Trung Quốc), trái ngược với thành kiến của người Việt Nam: Khi ho kiêng ăn cà.
- Vàng da do viêm gan: Cà tím trộn gạo, nấu cơm ăn trong 5-7 ngày.
Ngoài ra, để chữa các bệnh ngoài da và niêm mạc như bầm máu, lở loét ở da, chảy máu chân răng, ngón tay chân bị chín mé, nứt đầu vú, có thể lấy cà pháo đốt thành than, bôi tại chỗ.

Trà xanh

Nghiên cứu của các nhà khoa học Australia tiến hành tại Trung Quốc cho thấy, phụ nữ uống trà xanh đều đặn hằng ngày giảm được 60% khả năng bị ung thư buồng trứng so với những người không dùng đồ uống nói trên.
Kết luận này được các nhà khoa học Đại học Curtin ở Perth (Australia) và các nhà khoa học Trung Quốc đưa ra sau khi tiến hành nghiên cứu trên hơn 900 phụ nữ.
Theo chuyên gia y tế, các loại trà khác cũng tỏ ra hiệu quả nhưng trà xanh có tác dụng mạnh nhất. Nghiên cứu đăng trên tạp chí Hội Nghiên cứu Ung thư Mỹ số mới nhất.
Trà có thể giúp xóa u, giảm mỡ
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học New Jersey (Mỹ) khẳng định rằng việc giảm béo bằng trà hoàn toàn không phải là chuyện phiếm. Những thử nghiệm trên chuột cho thấy, sau 23 tuần liên tục cho ăn bột trà xay mịn (mỗi ngày 6 ml), chất mỡ và khối u da của chuột đã thu mỏng và nhỏ lại rõ rệt.
Nghiên cứu còn phát hiện rằng, các loại trà đều có hiệu quả như nhau trong việc giảm béo và xóa u.
Uống trà với vỏ chanh phòng bệnh ung thư da
Qua nghiên cứu về thói quen uống trà của 450 người, các nhà khoa học tại Đại học Arizona (Mỹ) phát hiện ra rằng những người thường xuyên uống trà nóng có thể giảm được 40% nguy cơ bị ung thư da. Riêng loại trà nóng với vỏ chanh hạ thấp tới 70% nguy cơ này.
Như vậy, trà đá cũng có tác dụng ngăn ngừa bệnh ung thư da nhưng không có hiệu quả bằng trà nóng. Các nhà nghiên cứu hy vọng rằng kết quả này sẽ giúp phát triển các loại thuốc phòng ung thư da. Tuy nhiên, cách tốt nhất để phòng ngừa căn bệnh này là tránh phơi nắng quá nhiều.
Những điều cần tránh khi uống trà
Không nên uống trà ngay sau khi ăn cơm vì khi đến dạ dày, chất tanin trong trà sẽ làm cho protein trong thức ăn trở nên cứng. Hơn nữa, nước chè cũng ức chế sự hấp thụ chất sắt. Vì vậy, nếu muốn uống trà, bạn hãy đợi nửa giờ sau bữa ăn.
Ngoài ra, khi uống trà cũng cần chú ý:
- Không nên uống trà lạnh: Điều này không chỉ làm mất tác dụng giải nhiệt, hạ đờm của nước chè mà còn gây nguy cơ bị lạnh, kéo đờm. Trái lại, nước chè nóng sẽ giúp tinh thần sảng khoái, tai thính, mắt tinh.
- Không nên uống nước chè đặc thường xuyên: Uống nước chè đặc tuy có rất nhiều cái lợi nhưng nếu uống thường xuyên thì kết quả lại ngược lại. Nguyên nhân là do trong nước chè đặc có tương đối nhiều chất nhu, ảnh hưởng xấu tới tiêu hoá (làm loãng dịch vị; khiến niêm mạc dạ dày co lại; làm chất protein trở nên rắn và lắng xuống). Ngoài ra, chất nhu còn có thể làm giảm khả năng hấp thụ sắt và vitaminh B1 của cơ thể. Nếu kéo dài sẽ sinh bệnh thiếu máu do thiếu sắt và thiếu vitamin B1.
- Những người bị bệnh cao huyết áp, bệnh tim, tiểu đường, viêm gan, viêm thận… nếu uống nước chè đặc vào lúc đói có thể làm cho bệnh nặng hơn. Người đang cho con bú mà uống nước chè đặc thì sữa cũng ít đi.
Nên uống trà và cà phê như thế nào?
Nếu bạn muốn được tỉnh táo để làm việc thì nên uống trà khi pha vừa ngấm. Càng hãm lâu, chất tanin được giải phóng càng nhiều và sẽ ức chế tác dụng của tein, một chất trong trà có khả năng trợ tim, kích thích sự tỉnh táo, hăng hái và tăng khả năng làm việc trí óc.
Tuy nhiên, việc uống trà hãm lâu lại rất tốt cho tim mạch. Tanin trong trà có chứa chất flavonoide, một chất chống ôxy hóa có khả năng ngăn cản sự lão hóa và phòng ngừa các bệnh tim mạch. Trà xanh còn có hàm lượng chất flavonoide nhiều hơn trà đen.
Đối với cả trà lẫn cà phê, bạn đều không nên dùng quá nhiều vì chất tein trong trà và cafein trong cà phê (có tác dụng tương tự như tein) ở một lượng lớn sẽ gây kích thích đường ruột, làm tim đập nhanh, dễ nổi nóng và mất ngủ. Riêng với trà, nếu uống quá nhiều, chất tanin sẽ hạn chế sự hấp thụ sắt của cơ thể, có nguy cơ gây thiếu máu và làm cho răng trở nên vàng hoặc đen.
Do đó, bạn chỉ nên uống 2 tách cà phê mỗi ngày sau 2 bữa ăn chính để dễ tiêu hóa hoặc tối đa là 4 tách. Còn với trà, không nên uống quá 1 lít mỗi ngày.

Nước cam

Nghiên cứu mới của Phần Lan cho thấy, không dùng đủ vitamin C trong chế độ ăn có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, nhất là ở nam giới có huyết áp cao hoặc bị quá cân. Vitamin này giúp cải thiện chức năng của nội mô (lớp tế bào bên trong mạch máu), ngăn cản sự hình thành các khối máu đông trong động mạch và giúp giảm huyết áp.

Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu trên hơn 2.400 nam giới Phần Lan ở độ tuổi 42-56. Họ được chia làm 4 nhóm, tùy theo nồng độ vitamin C trong máu. Kết quả cho thấy:
- Nhóm có hàm lượng vitamin C trong máu thấp nhất (dưới 28,4 micromol/lít) có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp đôi nhóm có hàm lượng vitamin C cao nhất (trên 64,9 micromol/lít).
- Nguy cơ đột quỵ còn tăng nhiều hơn ở những người bị cao huyết áp hoặc thừa cân.
Theo các nhà khoa học, có sự tương xứng ở mức vừa phải giữa lượng vitamin C được đưa vào cơ thể và hàm lượng vitamin trong máu. Ví dụ, những người thuộc nhóm có ít vitamin C trong máu nhất dùng lượng vitamin tương đương với khoảng 1/2 cốc nước cam mỗi ngày. Nghiên cứu đăng trên tạp chí Đột quỵ số tháng 6 của Mỹ.

Cây dâu

Hầu như tất cả các bộ phận của cây dâu đều được dùng làm thuốc, bao gồm lá, cành, quả, rễ. Thậm chí tầm gửi và tổ bọ ngựa trên cây dâu cũng có tác dụng chữa bệnh.
Cây dâu nhìn chung có tính mát, dùng để chữa các chứng nóng sốt. Tuy vậy, mỗi bộ phận của cây dâu lại có một tác dụng khác nhau.

1. Quả dâu (tang thầm)
Quả dâu chín có vị chua ngọt. Vì nó có màu tím đỏ nên nhiều người cho là có tác dụng bổ máu; nhưng trên thực tế, tác dụng này không nhiều. Tuy nhiên, đây là thứ quả dùng để giải khát rất tốt. Quả dâu chứa nhiều vitamin C, caroten, axit hữu cơ, đường... rất thích hợp để giải khát vào mùa hè. Có thể dùng nước ép quả dâu tươi hoặc chế thành siro dùng lâu dài.

2. Lá dâu (tang diệp)
Vị đắng ngọt, tính hàn, có tác dụng giải cảm, hạ sốt, giải độc ở gan, làm sáng mắt, long đàm, cầm ho.
- Cảm mạo phong nhiệt, viêm đường hô hấp lúc mới phát: Tang diệp 12 g, cúc hoa, hạnh nhân mỗi thứ 10 g; bạc hà, cam thảo mỗi thứ 4 g; liên kiều, cát cánh, rễ cỏ tranh mỗi thứ 8 g; sắc lấy nước uống ngày 2 lần.
- Viêm màng tiếp hợp, mắt đỏ sưng đau: Tang diệp, cúc hoa, sài hồ, xích thược mỗi thứ 12 g; hạt muồng 8 g, đăng tâm 4 g, sắc uống ngày 2 lần.
- Trẻ hay ra mồ hôi trộm, ngủ không yên: Lá dâu non vò ra, nấu canh ăn hằng ngày.

3. Vỏ rễ dâu (tang bạch bì)
Rễ cây dâu cạo sạch lớp vỏ ngoài, lột lấy vỏ trắng phơi khô. Vị thuốc này vị ngọt hơi đắng, tính mát, có tác dụng cầm ho, hạ suyễn, lợi niệu.
- Ho hen, phù, tiểu không thông: Tang bạch bì 8-12 g sắc uống.
- Cảm mạo sốt cao, ho đờm nhiều: Tang bạch bì, ma hoàng, bán hạ, khoản đông hoa mỗi thứ 12 g; hạnh nhân, hoàng cầm mỗi thứ 8 g; bạch quả 21 quả, cam thảo 4 g; sắc uống ngày 1-2 lần.

4. Tổ bọ ngựa trên cây dâu (tang phiêu tiêu)
Vị thuốc này vị ngọt mặn, tính bình, có tác dụng ích thận cố tinh, chữa tiểu rắt, tiểu nhiều, di tinh, trẻ em đái dầm. Thường dùng 10 tổ, sao cháy sém, sau đó tán bột uống.
Rau xanh
Nguy cơ này có thể giảm tới 46% nếu bạn ăn mỗi ngày ít nhất một phần ăn (serving) rau xanh. Đó là do các loại rau có lá như bắp cải, súp lơ, súp lơ xanh, rau diếp... rất giàu galactose. Galactose sẽ ngăn không cho các protein mang tên lectin gắn với lớp niêm mạc của đại tràng và gây hại cho cơ quan này.
Kết luận nói trên được các nhà khoa học Liverpool đưa ra sau 6 năm nghiên cứu. Họ cũng cảnh báo rằng, lợi ích của việc ăn rau xanh sẽ mất đi nếu bạn ăn kèm chúng với các thức ăn giàu lectin như lạc, đậu Hà Lan và các loại đậu hạt.


Cu gừng

Khi bị đau răng, có thể lấy gừng tươi thái thành lát, đặt vào chỗ đau rồi cắn chặt răng lại, làm vài lần răng sẽ hết đau. Vào buổi tối, nên đặt một lát gừng vào chỗ răng đau trước khi đi ngủ.
Sau đây là một số ứng dụng khác của gừng:

- Phong thấp, khớp xương đau nhức: Mỗi ngày ăn 5 g gừng tươi hoặc uống 1,5 g bột gừng, liên tục trong 3 tháng. Đồng thời dùng gừng và rồi băng cố định lại.
- Ho: Gừng tươi 40 g giã nát, vắt lấy nước cốt, thêm lượng mật ong gấp 4 lần nước cốt gừng, trộn đều, hấp cách thủy khoảng 10 phút, chia 2 phần uống vào buổi sáng sớm và tối, liên tục trong 3-5 ngày. Thích hợp với các trường hợp ho do cảm lạnh hoặc hư hàn, với các triệu chứng: đờm trắng loãng, ngứa họng, ho nhiều về đêm. Có thể áp dụng trong trường hợp mới ho hoặc ho lâu ngày.
- Viêm tinh hoàn cấp tính: Lấy củ gừng to và già, thái thành những lát mỏng khoảng 2 mm, đắp kín tinh hoàn bị viêm rồi dùng gạc và băng cố định lại, mỗi ngày thay thuốc 1-2 lần, liên tục cho đến khi hết viêm thì thôi. Thường đắp 3-4 ngày là khỏi hẳn.
- Hành kinh đau bụng: Gừng tươi 8 g thái thành lát mỏng, đường kính 40 g, sắc với 500 ml nước, sau khi đun sôi thì để nhỏ lửa cho đến lúc đường tan đều là được. Khi bắt đầu hành kinh, hằng ngày sắc một thang như trên, uống dần trong ngày, liên tục cho đến khi sạch kinh.
- Buồn nôn, chán ăn khi có thai: Gừng giã nát, vắt lấy một thìa canh nước cốt, mật ong 2 thìa canh, nước 3 thìa canh, trộn đều, đun sôi, uống ngày 2-3 lần, liên tục trong vài ngày, cho đến khi các triệu chứng trên giảm đi.
- Ngứa âm đạo: Gừng tươi 120 g để cả vỏ, giã nát; ngải cứu 90 g, thêm 1.200 ml nước, đun sôi, để nhỏ lửa trong 20 phút, bỏ bã. Đổ nước sắc vào chậu, ngồi lên trên chậu, dùng hơi nóng để xông. Khi nước bớt nóng thì ngồi vào chậu ngâm trong khoảng 10 phút, liên tục trong 3-5 ngày, chứng ngứa sẽ giảm đi rõ rệt.
- Đàm quyết (đột nhiên hôn mê do đờm tắc nghẽn ở cổ): Gừng tươi 9 g, sinh bạch phàn (phèn chua sống) 3 g, giã nát, hòa với nước, đổ từ từ vào miệng bệnh nhân.
- Khẩu oa (méo mồm do viêm dây thần kinh vùng mặt): Gừng tươi một mẩu cắt đôi, lấy mặt cắt xát đi xát lại nhiều lần vào vùng lợi, cả hàm trên và hàm dưới. Miệng méo xệch về bên trái thì xát lợi bên phải, lệch về bên phải thì xát lợi bên trái.

Ðậu xanh

Phòng khám đa khoa Đại học Y dược TP HCM đã chiết xuất thành công chất flavonoid từ vỏ đậu xanh và sản xuất thành các biệt dược chữa viêm gan B, C mang tên Vitex và Vitexin. Nghiên cứu trên được công bố tại Hội nghị khoa học toàn quốc về y học cổ truyền ngày 19/6.
Trong 22 tháng, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm biệt dược Vitexin trên 20 bệnh nhân lứa tuổi 16-40. Những người này được phát hiện nhiễm virus viêm gan B, virus viêm gan C kéo dài trên 6 tháng, có men ALT tăng cao. Chỉ sau 1 tháng điều trị, men ALT ở các bệnh nhân đã giảm. Thuốc không ảnh hưởng đến các dấu ấn miễn dịch và không gây tác dụng phụ đáng kể.

Cà chua

Một nghiên cứu mới đây của Mỹ cho thấy, lycopen - thành phần tạo nên màu đỏ của cà chua - giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Đây là công trình đầu tiên chỉ ra mối liên hệ giữa loại quả này và các bệnh tim mạch.

Nghiên cứu được thực hiện trên gần 1.000 phụ nữ giai đoạn mãn kinh, đang tham gia Chương trình Sức khỏe Phụ nữ của Đại học Harvard. Năm 1992, khi bắt đầu nghiên cứu, tất cả những người này đã được đo nồng độ lycopen trong máu. Sau 7 năm theo dõi, họ được chia làm 2 nhóm:
- Nhóm 1 gồm 483 người đã bị cơn đau tim, có biến chứng nặng vì bệnh tim hoặc chết vì bệnh tim trong thời gian nghiên cứu.
- Nhóm 2 gồm 483 người không bị các bệnh lý nói trên.
Phân tích số liệu cho thấy, sau khi loại bỏ các yếu tố nguy cơ khác của bệnh tim, phụ nữ có nồng đọ lycopen cao nhất giảm được 34% nguy cơ bị bệnh tim, so với những người có nồng độ lycopen thấp nhất.

Ngày nay, không còn chối cãi nữa, người ta đã xác quyết rằng cà chua không những có mùi vị ngon mà còn rất cần thiết cho cơ thể để chống lại bệnh tật. Tài liệu mới nhất phổ biến trong tạp chí của Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ đã tường trình nếu ta ăn đều đặn cà chua mỗi tuần 10 lần hoặc nhiều hơn thì bệnh ung thư nhiếp hộ tuyến (NHT) sẽ thuyên giảm 45%. Tiếp theo là những khảo nghiệm khác đã minh chứng thêm vai trò của cà chua trong dịch vụ phòng chống và điều trị ung thư NHT cùng một vài loại ung thư khác và bệnh tim mạch, suyễn, và ngay cả chứng rỗng xốp xương (osteoporosis) nữa. Sau đây là những khám phá mới về cà chua:

1. Chất chống ôxy hóa
Lycopen, chất chống ôxy hóa tự nhiên liên quan tới vitamin A, đã được chứng minh là có khả năng ngăn ngừa bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Theo bác sĩ Sidney Smith - chuyên viên khoa học của Hiệp hội Tim mạch Mỹ - sự ôxy hóa thành phần cholesterol xấu (LDL) trong cơ thể chính là nguyên nhân dẫn tới chứng xơ vữa động mạch. Vì vậy, hiện tượng một chất chống ôxy hóa có thể ngăn ngừa bệnh tim cũng là điều hợp logic.
Nếu bạn không thích cà chua thì cũng đừng lo, đã có dưa hấu, cà rốt, đu đủ và bưởi hồng. Tất cả các loại quả này đều chứa nhiều lycopen. Các chuyên gia cho biết, việc bổ sung thuốc chứa chất chống ôxy hóa, như vitamin E đường uống, không đem lại tác dụng bảo vệ tim. Nghiên cứu được trình bày tuần này tại cuộc họp thường niên của Trường Tim mạch Mỹ.

2. Cà Chua: Một Vũ Khí Bí Mật
Đặc chất chính làm cho cà chua có tác dụng này là "Lycopene", là một hóa chất mạnh làm cho cà chua khi chín có màu đỏ ối. Lycopene hoạt động như một chất chống dưỡng khí hóa (antioxidant) trong cơ thể con người, hàn gắn, tu bổ các tếbào bị hủy hoại và thanh lọc những phân tử loại ra từ các bệnh thoái hóa (degenerative diseases) như viêm khớp xương kinh niên và những bệnh gây ra do tuổi già. Lycopene có đặc tính giúp ngăn ngừa dưỡng khí hóa phân tử DNA là một hóa chất dễ gây ra ung thư. Ngoài ra Lycopene còn bao che để khỏi bị hủy diệt các tế bào do khói thuốc lá gây ra ở những người nghiện. Vậy Lycopene là gì? Đó là một cấu chất thông thường của máu và các mô bào mà nồng độ thường cao hơn các loại carotene khác. Tuy nhiên, cơ thể người ta không thể tổng hợp Lycopene; do đó nguồn tiếp liệu chính là do thức ăn và nhất là cà chua du nhập vào. Nguồn cung cấp chính là: dung dịch đặc chế của cà chua, paste và ketchup là những hợp chất chứa nhiều cà chua nhất, nhiều hơn bất cứ loại thức ăn nào khác. Gần đây Viện Thí Nghiệm của Israel đã phát minh ra cách canh tác trồng tự nhiên cà chua theo phương pháp nhân tạo để năng lượng lycopene lên đến 50% hơn cà chua thường. Các thực phẩm khác có thể cho ta lycopene như dưa hấu và bưởi. Nhưng lycopene ở cà chua nấu chín hay đóng hộp thì dễ được hấp thụ hơn vào đường ruột.

3. Cà Chua: Ngăn Ngừa Ung Thư Nhiếp Hộ Tuyến
Sau ung thư ngoại bì phu (da), ung thư NHT là bệnh thông thường nhất ở đàn ông với số lượng cao hơn 200 ngàn trường hợp mới tìm thấy hàng năm. Nó cũng là kẻ thù giết người đứng thứ hai của đàn ông (sau ung thư phổi, là kẻ thù số 1). Mỗi năm tỷ số tử vong lên đến 40 ngàn. Một khảo cứu mới nhất cho thấy ở người bị ung thư NHT, mức độ lycopene xuống thấp trong máu và rất nhiều chất mỡ và đản bạch bị dưỡng khí hóa. Do đó vấn đề chính được nêu ra là khuyến khích mọi người nên dùng nhiều cà chua để có lượng lycopene trong máu cao.
Một phương pháp tốt nhất để làm tăng lượng lycopene lên cao là ăn nhiều thức ăn có cà chua đã nấu sẵn hay đóng hộp. Mỗi ngày ta cần từ 25mg đến 30mg lycopene, do đó phải uống ít nhất 2 ly nước cà chua. Hoặc nếu bạn không thích nước cà chua thì có thể dùng 10 – 30mg lycopene hàng ngày. Trong một khảo sát gần đây ở giới bác sĩ của trường y khoa Đại Học Harvard, người ta đã theo rõi kết quả ỡ 48 ngàn bác sĩ thuộc nam giới trong 6 năm liền và đã kết luận: những người ăn cà chua hay những hợp chất có cà chua nhiều hơn 2 lần một tuần thì có tỷ lệ giảm xuống đến từ 21 – 34% ung thư NHT so sánh với những người không ăn cà chua. Và người ta còn tìm thấy rằng "pizza" là loại thực phẩm nên dùng nhiều hơn (vì lẽ dễ hiểu là có nhiều cà chua gia dụng). Thêm vào đó, nếu nấu cà chua với chất béo thì lycopene dễ được hấp thụ hơn.

Trong một khảo cứu khác, bác sĩ, tiến sĩ Omer Kucuk, giáo sư nội khoa và bướu học ở Đại học đường Wayne, Michigan, chia 21 người bị ung thư NHT đã lên chương trình mổ thành 2 nhóm: ½ được cho dùng 15mg hàng ngày nước cốt tinh chất cà chua, trong lúc đó ½ kia thì dùng thuốc giả (placebo). Kết quả rất phấn khởi: ½ đã dùng tinh chất cà chua thì thấy bứu NHT nhỏ lại và lượng PSA trong máu (PSA # Prostate-specific antigen # kháng sinh đặc biệt NHT là tiêu chuần căn bản dùng để chẩn đoán ung thư NHT nếu lượng lên cao. Ở người bình thường, không bị ung thư NHT, trung bình PSA chỉ từ 1 – 4). Ngoài ra, Kucuk cũng còn nhận thấy thêm là bướu NHT ở ½ nhóm đầu đã giảm sút nhiều ác tính (malignancy). Do đó ông đã kết luậnsơ khác khởi: Lycopene đã đóng một vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị ung thư NHT.

Tiến sĩ Vebker Rao, giáo sư bộ môn dinh dưỡng học ở đại học Toronto đã xác nhận thí nghiệm và kết quả của Kucuk. Rao đã tìm được sự liên quan tương đồng giữa mức độ lycopene trong máu trực tiếp với mức độ PSA. Hễ lượng lycopene trong máu lên cao chừng nào thì lượng PSA ở người đàn ông xuống thấp chừng nấy. Đó là một triệu chứng đáng mừng vì lúc đó nam giới không còn bị ám ảnh bởi ung thư NHT nữa!!! Vậy để đề phòng ung thư NHT, Rao đã khuyến cáo nam giới nên tăng khẩu phần dinh dưỡng cà chua nấu sẵn hơn là ăn cà chua sống. Rao nói: " Thực phẩm có cà chua nấu rồi sẽ giúp chúng ta được nhiều chất bổ dưỡng mà cà chua cung cấp. Kỹ nghệ biến chế thực phẩm rất đặc biệt với lycopene vì có điểm thuận lợi là lycopene được nhiệt độ cao biến đổi qua quá trình biến chế. Sự chuyển hóa trong tiến trình hóa học này sẽ giúp cơ thể hấp thụ hiệu quả mau chóng hơn.

4. Cà Chua Chống Ung Thư Phổi và Những Ung Thư Khác
Thực ra, đặc tính chống ung thư của lycopeneo chỉ giới hạn ở ung thư NHT. Trong một bài khảo cứu mới nhất đăng ở tạp chí American Journal of Clinical Nutrition, các nhà sưu tầm thuộc Sở y tế công cộng trường Harvard đã xác nhận rằng những người ăn nhiều cà chua và cà rốt sẽ giảm được tỷ lệ ung thư phổi đến 20 – 25%. Vì số lượng người chết vì ung thư phổi hàng năm lên đến 150 ngàn nên sự tìm tòi trên là một dữ kiện rất quan trọng.
Ngoài ra, lycopene cón có ảnh hưởng trực tiếp đến các bệnh ung thư ở nữ giới nữa. Người ta nhận thấy rằng những người đàn bà ăn nhiều lycopene thì chỉ độ 1/5 ở trong tình trạng tiền ung thư cổ tử cung mà thôi, so với những người ăn ít hơn. Cuối cùng những nhà nghiên cứu này đã đưa ra một hệ luận: Ăn một trái cà chua mỗi ngày cũng đủ để tránh ung thư.
Theo TS Lester Packer, một vị khảo cứu danh tiếng về sự chống dưỡng khí hóa thuộc viện đại học Berkely, California và cũng là đồng tác giả bộ sách The Antioxidant Miracle (Sứ Chống Dưỡng Khí Hóa Kỳ Diệu) (John Wiley & Sons, Inc., 1999): “Sự khảo sát trong ống nghiệm đã cho thấy lycopene là một chất dưỡng khí hóa rất mạnh hơn chất beta carotene". Điều này chứng tỏ lycopenen là một vũ khí lý tưởng để chống lại mọi loại ung thư. Các khoa học gia thuộc Viện Đại Học Ben Gurico và Seroka Trung Tâm Y Khoa ở Israel đã báo cáo rằng lycopene ngăn chận sự tăng trưởng các tế bào ung thư ở vú, phổi và mô nội bào trong một ống nghiệm. Nhưng Packer đã dè dặt cảnh cáo rằng phải coi chừng vì có thể ảnh hưởng chống đối và đề kháng lại ung thư có thể xuất phát từ một cấu chất khác ở cà chua, ngoài lycopene ra.

5. Cà chua: Thần Dược Của Con Tim
Bệnh tim vẫn còn là tử thần số 1 của nam giới và nữ giới ở Mỹ quốc. Trong lĩnh vực này, lycopene hy vọng góp một phần vào sự bảo vệ "con tim hồng đỏ ngọt” bằng cách giúp chống lại ít nhất một nhân tố: đó là lượng cholesterol trong máu lên cao, một trong những nguyên nhân làm cho tim suy yếu. Trong tạp chí Lipids, Rao và đoàn nghiên cứu ở Viện Đại Học Toronto đã tường trình kết quả lycopene ngăn cản sự dưỡng khí hóa (bị dưỡng khí đốt cháy) hóa chất lipoprotein-tỷ-trọng-thấp (LDL) (là một hóa chất làm lượng cholesterol trong máu tăng cao, gây độc hại cho cơ tâm) và làm giảm thiểu bệnh can thiển (chứng cứng động mạch (atheroslerosis) và những bệnh về động mạch vành của tim. Những thí nghiệm khác còn chứng minh thêm rằng lycopene còn tiêu diệt sự tổng hợp cholesterol của tế bào cơ thể nữa.

Trong thời gian qua, viện khảo cứu Y Khoa ở Israel còn công bố những kết ảu sơ khởi về tác dụng của lycopene trong việc phòng chống các bệnh khác như: suyễn kinh niên, rỗng-xốp xương, các bệnh thoái hóa về mắt. Thành quả rất đáng khích lệ và đầy hứa hẹn tương lai.
Nói tóm lại, cà chua là một thực phẩm rất cần thiết cho sức khỏe và đời sống con người. Ngày nay và có thể trong tương lai một ngày không xa, nó còn là một thần dược điều trị và phòng ngừa nhiều chứng ung thư nữa. Vì sự lợi ích thiết thực của nó mà gần đây người ta đã đặt tên cho cà chua là "quả táo tình yêu" ("love apple") cũng không lấy gì làm quá đáng cho lắm. Và một câu kinh nhật tụng đã ra đời: “Ăn một quả cà chua mỗi ngày sẽ tránh xa người thầy thuốc."

Chế độ ăn nhiều rau quả, ít chất béo chống nhăn da
Các nhà nghiên cứu Australia đã khẳng định như vậy sau khi khảo sát thói quen ăn uống của 450 người trên 70 tuổi sống tại Australia, Hy Lạp và Thụy Điển. Kết quả khảo sát cho thấy, những người Hy Lạp ăn nhiều rau xanh, dầu ôliu, tỏi và đậu có đôi má rất "trẻ thơ" so với các đồng bào thích ăn thịt béo, đồ ngọt, và bơ.

Còn đối với cư dân Australia, làn da đẹp đẽ nhất vẫn thuộc về những người hay uống trà, ăn dưa hấu, cá sardines, măng tây, táo, mận và bánh mì từ bột không tinh chế (whole grain bread). Những người Thụy Điển ăn sữa gầy, đậu và bánh rau bina cũng có làn da trẻ trung hơn so với những đồng bào ăn thịt đỏ, đồ xào rán, kem, bánh ngọt và nước ngọt có ga. Nếu bạn có vấn đề về da và thừa cân, hãy thay thế các món ăn giàu mỡ bão hòa bằng những sản phẩm như cá, đậu, dầu ôliu, ngũ cốc và các sản phẩm không béo.

Hoa quả và rau giúp tăng cường trí nhớ
Hai nghiên cứu mới của Mỹ trên động vật cho thấy, thành phần chống ôxy hóa trong hoa quả và rau có thể giúp bạn học và nhớ tốt hơn, đồng thời giảm tới mức tối thiểu tác hại của sự già nua lên não. Những thực phẩm được đánh giá cao là rau bina, tảo biển và táo.
Nhóm nghiên cứu của Paula Bickford, Bệnh viện James Haley Veterans ở Tampa (Mỹ) đã tập trung nghiên cứu về các loại rau quả được coi là chứa nhiều chất chống ôxy hóa.

Nghiên cứu 1
Người ta chia chuột làm 2 nhóm:
- Nhóm 1 ăn nhiều rau bina (spinach).
- Nhóm 2 dùng thức ăn bình thường của chuột.
Chế độ ăn này được duy trì trong vòng 6 tuần. Sau đó, một thử nghiệm cổ điển đã được thực hiện: Cho chuột nghe một âm thanh rồi thổi một luồng không khí vào mắt nó. Các nhà khoa học muốn tìm hiểu sau bao lâu thì chuột biết chớp mắt để tránh luồng khí thổi vào. Kết quả là:
- Chuột nhóm 1 nhận ra mối liên hệ chỉ sau vài lần thử nghiệm, và chúng làm việc này tốt nhất vào ngày thứ 3.
- Chuột của nhóm 2 phải mất 5-6 ngày để đạt được điều này.

Nghiên cứu 2
Làm thử nghiệm tương tự nhưng với 3 chế độ ăn có hàm lượng chất chống ôxy hóa khác nhau:
- Nhóm 1: Dùng tảo biển (giàu chất chống ôxy hóa).
- Nhóm 2: Ăn táo (chứa vừa phải chất chống ôxy hóa).
- Nhóm 3: Ăn dưa chuột (nghèo chất chống ôxy hóa).
Kết quả là chuột ở nhóm 1 và 2 (dùng tảo biển và táo) đã học được cách chớp mắt sau 2 tuần, còn chuột của nhóm 3 thì muộn hơn. Ngoài ra, sự tích lũy các chất viêm trong não (thường xuất hiện cùng tuổi tác) đã biến mất ở những con chuột thuộc hai nhóm đầu. Hoạt động nơron của chúng cũng tốt hơn.

Điều đánh chú ý là lượng táo mà chuột đã dùng không hề lớn, chỉ chiếm 1% thực phẩm được dùng. Con số này tương đương với việc ăn 1 quả táo mỗi ngày ở người.
Theo các tác giả, để biết ảnh hưởng của những thực phẩm này lên người, còn cần thêm nhiều nghiên cứu mới.

Chất chống ôxy hóa bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do các gốc tự do gây ra. Các nghiên cứu trước đó cho thấy, chúng có thể phòng ngừa một số bệnh và cải thiện chức năng tinh thần.

Muốn sống lâu hãy ăn nhiều rau, quả
Thêm 1-2 quả táo hoặc cam mỗi ngày có thể làm giảm tới 20% nguy cơ chết sớm vì bệnh tim hay ung thư. Đây là kết luận của một nghiên cứu về ung thư và dinh dưỡng đang được các nhà khoa học từ 10 nước châu Âu tiến hành trên nửa triệu người tại châu lục này.
Trong nghiên cứu nói trên, các nhà khoa học nhận thấy nồng độ thấp của vitamin C trong máu liên quan tới tỷ lệ tử vong cao vì bệnh tim, đột quỵ và một số dạng ung thư ở nam giới. Về phần mình, nồng độ vitamin C thấp liên quan tới việc dùng ít rau và hoa quả. Điều này đúng với tất cả mọi người, ở mọi lứa tuổi, bất kể huyết áp của họ thế nào và có hút thuốc lá hay không.
Theo giáo sư Kay-Tee Khaw, Đại học Cambridge (Anh), nhà nghiên cứu chính của nhóm, điều này cho thấy sự tăng chút ít lượng rau và hoa quả mà bạn ăn vào có thể đem lại lợi ích lớn cho sức khỏe.

Gạo lức

Gạo lức là một loại thực phẩm nhiều dinh dưỡng khi so sánh với gạo trắng. Tuy nhiên, nó còn gia tăng nhiều dinh dưỡng hơn nữa khi được đem ngâm trong nước ấm, lâu khoảng 22 giờ. Đây là một khám phá mới nhất của khoa học.

Một nhóm các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm thấy gạo lức ngâm lâu 22 tiếng đồng hồ chứa rất nhiều chất bổ dưỡng vì gạo lức ở trạng thái nẩy mầm. "Các enzyme ngủ trong hạt gạo ở trạng thái này được kích thích hoạt động và cung cấp tối đa các chất dinh dưỡng." Dr. Hiroshi Kayahara, giáo sư khoa sinh học và kỹ thuật sinh học tại viện đại học Shinshu University ở Nagano, đã nói như vậy trong bài tường trình kết quả nghiên cứu của nhóm ông tại hội nghị hoá học quốc tế "the 2000 International Chemical Congress of Pacific Basin Societies" ở Hawaii vào cuối năm 2000 vừa qua.
"Mầm gạo lức chứa nhiều chất xơ, vitamins và chất khoáng hơn là gạo lức chưa ngâm nước".

Kayahara viết trong tờ trình. Gạo lức đã ngâm nước chứa gấp ba lần chất lysine, một loại amino acid cần thiết cho sự tăng trưởng và bảo trì các mô tế bào cơ thể con người, và chứa mười lần nhiều hơn chất gamma-aminobutyric acid, một chất acid tốt bảo vệ bộ phận thận (kidneys). Các khoa học gia cũng tìm thấy trong mầm gạo lức có chứa một loại enzyme, có tác dụng ngăn chặn prolylendopeptidase và điều hòa các hoạt động ở trung ương não bộ.

Gạo lức nẩy mầm không những chỉ đem lại nhiều chất dinh dưỡng mà còn nấu rất dễ dàng và cung ứng cho chúng ta một khẩu vị hơi ngọt vì các enzymes đã tác động vào các chất đường và chất đạm trong hạt gạo, tiến sĩ Kayahara nói thêm. Gạo trắng không nẩy mầm khi ngâm như vậy.
Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ USDA thường nhấn mạnh đến nhóm hạt nguyên chất (whole grains), như gạo lức, là thành phần chủ yếu trong chế độ dinh dưỡng. Gạo lức cung cấp nhiều complex carbohydrate. Chất xơ (fiber), chất dầu, vitamins và chất khoáng cũng được tìm thấy nơi phần bọc ngoài của hạt gạo lức.

Một cup gạo lức nấu chín cung cấp khoảng 230 calories, 3,5 gram chất xơ, 5 gram chất đạm, 50 gram carbohydrate và các chất sinh tố Vitamin B 6, Thiamin B 1, Riboflavin B 2, Niacin B 3, Folacin, Vìtamin E, cùng các chất khoáng khác. Theo nhiều nghiên cứu khoa học cho biết chất xơ trong gạo lức giúp phòng ngừa các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và bệnh tim mạch. Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ khuyến cáo nên dùng 25 grams chất xơ mỗi ngày. Với một cup cơm gạo lức cung cấp 3.5 g, trong khi đó một cup cơm gạo trắng chỉ cho có 1 g.

Một thành phần quan trọng khác là chất dầu trong vỏ bọc ngoài của gạo lức có tác dụng giảm cholesterol trong máu, một yếu tố quan trọng gây nên bệnh tim mạch. Các nhà khoa học đã tìm thấy ở trong chất cám bọc ngoài hạt gạo lức có chất dầu tên là tocotrienol factor (TRF) có tác dụng khử trừ những chất hóa học gây nên hiện tượng đông máu và đồng thời giảm cholesterol. Bác sĩ Asaf Qureshi thuộc viện đại học Wisconsin, Hoa Kỳ đã thử nghiệm TRF trên một số người và cho kết quả giảm cholesterol từ 12 đến 16%. Ngoài ra, trong chất cám bọc ngoài gạo lức còn có thêm một chất khác có khả năng chống lại chất xúc tác enzyme HMG-CoA, một chất có khuynh hướng giúp gia tăng lượng cholesterol xấu LDL.

Được biết, hội nghị Hóa Học Quốc Tế International Chemical Congress được bảo trợ bởi: the American Chemical Society, the Chemical Society of Japan, the Canadian Society of Chemistry, the Royal Australian Chemical Institute, and the New Zealand Institute of Chemistry.

Câu Chuyện Thầy Lang: Chuột Rút

Friday, July 13, 2007
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức
Source: Người Việt
Đang đắm mình trong giấc ngủ say, đột nhiên ông Vân thấy bắp chân co giựt liên hồi rồi đau nhức từ gót chân lên đầu gối, đau chịu không nổi, như cắt thịt đứt da. Ông nhăn nhó ôm chân la làng. Bà Vân nằm bên cạnh vội vàng nhỏm dậy, kiếm hộp dầu cù là thoa thoa, bóp bóp, an ủi.
Mấy phút sau, cơn đau giảm dần nhưng bắp chuối còn mỏi. Ông bà Vân không ngủ trở lại được, bèn rủ nhau dậy nấu nước sôi pha trà Thái Nguyên uống, nhắc lại chuyện đời xưa.
Sáng hôm sau lật đật đi bác sĩ để tìm hiểu nguyên do, điều trị. Từ mấy tuần lễ nay, chân ông cứ bị đau thắt như vậy nhiều lần.
Thưa đó là ông Vân đã bị chứng “chuột rút” ở bắp thịt dưới chân.
Ông Vân chẳng phải là người duy nhất với “nửa đêm thức giấc đau chân” như vậy. Cùng lúc đó có cả triệu người khác cũng đang ôm chân nhăn nhó. Con chuột nó rút cơ bắp chuối của quý thân hữu và nó không chịu nhả ra, cơ liên tục co cứng, gây đau.
Tiếng Hồng Mao gọi là “leg cramp”, người mình gọi giản dị là “chuột rút” hoặc “vọp bẻ”.
Vậy “chuột rút” là gì?
Chuột rút là sự co thắt đột ngột, ngoài ý muốn và gây đau ở một bắp thịt làm cho sự cử động khó khăn.
Chuột rút có thể xẩy ra ở bất cứ bắp thịt nào, nhưng thường thấy ở bắp chuối giữa đầu gối và cổ chân, bắp thịt đùi và hông (cơ đùi trước và đùi sau giữa đầu gối và hông), dọc theo bàn tay, bàn chân và cơ bụng. Cơ co có thể chỉ lâu vài giây đồng hồ tới vài phút nhưng cũng có thể hết đi rồi co trở lại.
Bệnh thường xẩy ra vào ban đêm khi đang ngủ hoặc sau khi vận động, sử dụng cơ bắp lâu dài.
Bệnh thấy ở mọi giới mọi tuổi nhưng nhiều hơn ở lớp trẻ và lão niên trên 65 tuổi
Nguyên nhân:
Nguyên nhân của chuột rút chưa được biết rõ, có thể là là do vận động quá mức hoặc trong tình trạng tĩnh tại quá lâu như khi ngủ ban đêm, khi ngồi lâu cùng vị trí.
a. Chuột rút ban đêm có thể vì:
- Ban ngày đứng lâu trên mặt bằng cứng, cơ bắp không hoạt động, cứng nhắc
- Có tật ở bàn chân, như trường hợp không có độ cong của mu bàn chân, gót chân nằm phẳng trên mặt đất (flat-foot) khiến cho bắp thịt luôn luôn căng
- Thiếu nước trong cơ thể
- Người hơi mập, chân chịu sức nặng liên tục
- Mang giầy quá chật, gót quá cao
- Mất cân bằng chất điện giải trong máu
- Tác dụng của một số dược phẩm như thuốc statin, prednisone, thuốc lợi tiểu chữa cao huyết áp làm giảm K và magnesium trong máu,
- Thiếu K, Na. vì ói mửa, tiêu chẩy, đổ nhiều mồ hôi
- Chuột rút trong các bệnh tiểu đường, Parkinson, đường huyết thấp, thiếu hồng cầu, bệnh tuyến giáp hoặc nội tiết, bệnh thận đang lọc máu...
- Rối loạn tuần hoàn, bệnh mạch máu chi dưới khi đi lại nhiều
b. Chuột rút sau khi vận động thường thấy ở các bắp thịt lớn, kéo dài tới vài chục giây đồng hồ. Nguyên do có thể vì:
- Cơ bắp mệt mỏi
- Vận động quá lâu, quá mạnh
- Vận động khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh
- Mất chất điện giải trong cơ thể như K, magnesium, muối natri, calcium.
- Tích tụ acid lactic trong bắp thịt sau khi vận động lâu dài.
- Mới đây có giải thích cho rằng, rối loạn dẫn chuyền tín hiệu giữa cơ bắp và dây thần kinh bị rối loạn, cho nên dù não bộ muốn cơ thư giãn sau khi co nhưng cơ vẫn tiếp tục co, gây ra đau. Theo giải thích này, người ngồi làm việc lâu, ngồi không ngay ngắn đúng vị thế cũng hay bị chứng co cứng cơ đau nhức này.
c. Sách Danh Từ Y Học do bác sĩ Lê Khắc Quyến soạn có ghi nhiều chứng chuột rút liên quan tới một số nghề nghiệp khác nhau như chuột rút thợ cạo, chuột rút người đánh máy, chuột rút văn sĩ, chuột rút người hầu bàn, chuột rút điện báo viên, chuột rút người vắt sữa bò, chuột rút diễn giả... Đây là những công việc mà người thực hiện phải dùng đi dùng lại một số bắp thịt. Riêng trường hợp chuột rút nhà diễn giả, chắc là hăng say, miệng dính chặt vào micro, nói thao thao bất tuyệt, nên con chuột trong bắp thịt lưỡi mệt mỏi, co cứng.
Điều trị:
Thường thường chuột rút không kéo dài lâu và không gây ra hậu quả trầm trọng. Tuy nhiên, khi đang lái xe, điều khiển máy móc hoặc đang bơi lội thì tai nạn có thể xảy ra. Sau đây là một số phương thức nên áp dụng để giải tỏa cơn đau:
- Nhẹ nhàng thoa bóp bắp thịt bị co
- Khi chuột rút ở bắp chuối, nhè nhẹ vươn duỗi cơ theo chiều đối ngược: kéo đầu ngón chân và bàn lên phía trần nhà, hướng về đầu gối.
- Khi co cơ bắp đùi, nhờ người kéo thẳng chân ra, nâng cao gót chân đồng thời ấn đầu gối xuống.
- Khi co cơ xương sườn, nên hít thở sâu để thư giãn cơ hoành đồng thời xoa bóp nhẹ các bắp thịt quanh ngực
- Tắm nước nóng để thư giãn bắp thịt
- Thong thả đạp xe đạp chừng dăm phút trước khi đi ngủ
- Đặt một cái chăn ở cuối chân giường để các ngón và bàn chân khỏi chúi xuống trong khi ngủ. Bàn chân chúi xuống làm căng thẳng bắp chuối.
- Mang giày thích hợp, không bó chặt bàn chân, gót giày không quá cao.
- Bơi lội cũng giúp vươn duỗi cơ bắp, giảm co cứng cơ.
- Mang tất đàn hồi hơi ép vào mạch máu để tránh máu ứ đọng ở tĩnh mạch hạ chi.
Có người nói để một cục xà bông dưới khăn phủ giường để tránh chuột rút. Xin quý thân hữu áp dụng thử coi và “công bố” kết quả cho bà con biết mà làm theo.
Thuốc Quinine sulfate được coi như khá công hiệu để điều trị chuột rút, nhưng có nhiều tác dụng ngoại ý không tốt (ù tai, rối loạn thị giác, chóng mặt, buồn nôn, giảm tiểu cầu, rối loạn nhịp tim), cho nên cần được sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ khi dùng. Vì lẽ đó, từ năm 1995, Cơ Quan Thực Dược Phẩm Hoa Kỳ cấm bán tự do các loại thuốc bổ (tonic) có chất quinine. Đang có thai, bệnh thận, bệnh tim không được dùng quinine.
Dược phẩm có hoạt chất diphenhydramine hydrochloride (benadryl), sinh tố E, thuốc thư giãn cơ (equanil, miltown), veramil hydrochloride (Calan, Isoptin, Verelan), chloroquine phosphate (Aralen Phosphate) và hydroxychloroquine sulfate (Plaquemil sulfate) cũng có đôi chút công hiệu.
Phòng ngừa:
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, cho nên xin hiến vài mẹo vặt để phòng tránh:
- Uống nước đầy đủ. Liên hệ nhân quả giữa thiếu nước và chuột rút chưa được biết rõ, nhưng khi cơ thể thiếu nước thì chuột rút xẩy ra. Vì thế, cần uống nước đầy đủ trước, trong khi và sau khi tập luyện cơ thể và trước khi đi ngủ buổi tối.
- Thư giãn cơ bắp trước và sau mỗi lần vận động cơ thể.
- Tập vươn duỗi chân mỗi buổi sáng, trước khi ăn và trước khi đi ngủ vào buổi tối:
a. Đứng thẳng cách xa tường 15 cm, gót chân chạm đất
b. Giữ gót chân chạm mặt đất, ngả mình về phía trước, hai bàn tay chống lên tường
c. Đẩy hai bàn tay lên trên, giống như lau tường, càng cao càng tốt
d. Giữ nguyên vị trí trong 30 giây, rồi buông tay xuống, thư giãn.
Nhắc lại các động tác trên năm lần.
- Khi ngồi, co bàn chân về phía đầu gối càng cao càng tốt. Làm như vậy để máu dễ dàng lưu thông ở bắp chuối
Trước khi vận động cơ thể, nên dành mươi phút “hâm nóng” toàn thân và “vươn duỗi” cơ bắp để tránh chuột rút.
Chuột rút bắp chân khi có thai
Phụ nữ có thai thường hay bị chuột rút vào tháng thứ sáu của thai kỳ và kéo dài khi bụng ngày càng lớn. Khó khăn thường xảy ra vào ban đêm.
Nguyên nhân chưa được biết rõ. Có ý kiến cho là vì:
- Thiếu calcium, phospho, magnesium,
- Do các cơ ở dưới chân phải mang sức nặng quá lâu của dạ con, thai nhi nên mệt mỏi hoặc
- Thai nhi và tử cung lớn dần, cơ và dây chằng tử cung căng giãn
- Sức nặng và độ lớn của tử cung ảnh hưởng lên các mạch máu ở hạ chi
Để tránh khó khăn này:
- Không nên đứng hoặc ngồi tréo chân quá lâu
- Vươn duỗi bắp thịt cẳng chân (bụng chân, bắp chuối) nhiều lần trong ngày và trước khi đi ngủ
- Cử động khớp cổ chân, các ngón chân trong khi ngồi, ăn cơm, đọc sách báo hoặc coi TV
- Chậm rãi đi bộ nếu bác sĩ không cấm
- Tránh làm việc quá mệt mỏi, nằm nghỉ khi cần
- Uống nước đầy đủ
- Tắm nước ấm trước khi đi ngủ để thư giãn bắp thịt
Nếu đang bị chuột rút, có thể thoa bóp bắp thịt hoặc chườm với bình nước nóng; vươn duỗi bắp chuối, kéo bàn chân và ngón chân về phía ống quyển, nhẹ nhàng đi lại để bắp thịt thoải mái, tránh chúi đầu ngón chân khi thả lỏng bắp thịt...
Có ý kiến cho là dùng thêm calcium hoặc magnesium cũng giúp giảm thiểu chuột rút, nhưng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Nếu chuột rút kéo dài, xảy ra nhiều lần thì nên đi bác sĩ để tìm ra căn nguyên và điều trị, vì đôi khi có thể là do cục máu hạ chi.
Hội chứng Chân-Không-Nghỉ (Restless Leg Syndrome)
Đây là một rối loạn chuyển động của chân mà nguyên nhân chính chưa được biết rõ. Khoảng từ 3 tới 15% dân chúng bị hội chứng này.
Người bệnh than phiền có cảm giác khó chịu, rần rần như có con vật gì đó bò ở dưới da, nhất là khi nằm ngủ ban đêm hoặc ngồi lâu. Để giải tỏa khó chịu, họ phải liên tục cử động chân bằng cách đi lại, vươn duỗi chân. Bệnh nhân ngủ không yên và không ngồi lâu, như đi xa trên máy bay hoặc xe hơi.
Nguyên nhân gây ra hội chứng chưa được xác định. Có ý kiến cho là do rối loạn hệ thần kinh, thiếu hóa chất dopamine ở não bộ, do gen di truyền hoặc cơ thể thiếu khoáng sắt.
Một số yếu tố liên hệ tới hội chứng này là:
- Giới tính: thường thấy ở nữ giới nhiều hơn nam giới.
- Tuổi tác: hội chứng tăng với tuổi: rất ít ở tuổi thiếu niên, nhiều hơn sau 65 tuổi.
- Liên hệ gia đình: 2/3 người bệnh có liên hệ gia đình và thường xẩy ra trước tuổi 40.
- Phụ nữ có thai: Khoảng 20% phụ nữ mang thai than phiền bị rối loạn này, nhưng sau khi sinh con thì hết bệnh.
- Lo âu có thể gây ra sự bất an, đứng ngồi không yên tương tự như hội chứng Chân Không Nghỉ.
- Lọc máu: Nhiều người lọc máu vì thận suy cũng than phiền bị hội chứng này. Sau khi được thay thận thì hội chứng hết.
- Hội chứng cũng thấy trong các bệnh như viêm xương khớp, tiểu đường, mập phì, nghiện rượu, thiểu năng tuyến giáp, thiếu hồng cầu, bệnh cơ bắp, thương tích não bộ tủy sống...
- Một số dược phẩm như thuốc chống trầm cảm, chống dị ứng, chống suyễn, chống nghẹt mũi, lợi tiểu... cũng có thể gây ra hội chứng.
- Cơ thể thiếu chất sắt, magnesium, folic acid...
- Cơ thể mệt mỏi, nhiều căng thẳng, tiếp xúc quá lâu với lạnh.
- Caffeine, nicotine, chất rượu đều có thể gây ra hội chứng.
Hậu quả của hội chứng chân luôn luôn chuyển động là mất ngủ và bệnh nhân luôn luôn ở trong tình trạng “đứng ngồi không yên”, gây ra mệt mỏi.
Bệnh có thể điều trị được. Trước hết là chữa nguyên nhân hoặc các rủi ro đưa tới bệnh.
Thuốc ropinirole (Requip) đã được chấp thuận để chữa HCCKN.
Ngoài ra các thuốc gabapentin (Neurontin), clonidine, carbidopa-levodopa, tramadol (Ultram) cũng có vài công hiệu.
Tất cả các thuốc này cần được bác sĩ chỉ định, hướng dẫn cách dùng, theo dõi kết quả cũng như tác dụng ngoại ý.
Texas - Hoa Kỳ