Trái cây, rau giúp gì?
Như Tự Tín
Con người thừa hưởng tất cả những phẩm vật như cây trái, rau đậu để sống, dược thảo để trị bệnh và nhiều thứ khác giúp sức khỏe. Chúng ta không cần thiết phải giết thú vật để tồn tại. Trong các loại cây trái rau đậu có hàm lượng đủ cung cấp nhu cầu cho cơ thể con người. Sau đây là một số ít các loại trái cây, lá, thảo mộc v.v.. điển hình giúp chúng ta sống lành mạnh mà không cần tới giết chóc thú vật :
Dưa hấu
Loại quả này chứa một hàm lượng lớn lyconpene - chất chống ôxy hóa mạnh được coi là rất hiệu quả trong cuộc chiến chống ung thư.
Lycopene là hợp chất tự nhiên tạo nên màu đặc trưng của các loại quả như cà chua, dưa hấu và bưởi đỏ (red grapefruit). Nó có tác dụng loại bỏ các gốc tự do gây hại cho tế bào lành.
Nghiên cứu gần đây của Đại học Harvard (Mỹ) phát hiện ra rằng, lycopene trong cà chua làm giảm 1/3 nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới. Một báo cáo mới của Bộ Nông nghiệp Mỹ cho thấy, dưa hấu chứa nhiều lycopene hơn cả cà chua. Tuy nhiên, lycopene của các loại quả khác nhau được hấp thụ với tỷ lệ khác nhau. Vì vậy, còn cần tiếp tục tìm hiểu liệu dưa hấu có khả năng phòng ngừa bệnh ung thư như cà chua hay không.
Quả mướp đắng
Theo Đông y, mướp đắng tính hàn, vị đắng, không độc, nếu được dùng thường xuyên sẽ giúp giảm các bệnh ngoài da, làm cho da dẻ mịn màng. Theo y học hiện đại, mướp đắng có tác dụng diệt vi khuẩn, chống lại các tế bào ung thư; hỗ trợ đắc lực cho bệnh nhân ung thư đang chữa bằng tia xạ.
Ngoài ra, mướp đắng còn có các tác dụng dược lý sau:
- Chống các gốc tự do - nguyên nhân gây lão hóa và phát sinh các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tổn thương thần kinh, viêm đường tiết niệu, tiểu đường...
- Tăng ôxy hóa glucose, ngăn chặn sự hấp thu glucose vào tế bào. Ức chế hoạt tính các men tổng hợp glucose.
- Có tác dụng sinh học giống insulin, giúp cơ thể tăng tiết insulin, rất tốt đối với bệnh nhân tiểu đường dạng 2.
Ở dạng nước sắc, quả mướp đắng tươi có tác dụng chữa ho, mụn trứng cá(uống trong và bôi ngoài) và rôm sảy (uống trong và bôi ngoài, khi khô thì tắm).
Cách bào chế: Mướp đắng tươi 200 g cắt nhỏ, sắc 3 lần với nước, mỗi lần lấy 1 bát, tất cả cô lại còn 1 bát, chia làm 3-4 lần uống (hoặc cả uống trong, bôi ngoài) trong ngày. Trẻ em dùng nửa liều trên.
Nước ép quả mướp đắng tươi có tác dụng chữa tiểu đường dạng 2 mới mắc (khi chưa phải dùng tân dược), phối hợp với các loại sulfamid chữa tiểu đường dạng 2 để tăng tác dụng, giảm liều và giảm tác dụng phụ của thuốc. Ngoài ra, nước sắc quả mướp đắng tươi cũng giúp phòng chống các bệnh tim mạch, thần kinh, ung thư, lão hóa, giảm tác hại của tia xạ với người bệnh.
Cách chế: Quả mướp đắng tươi rửa sạch, để ráo nước, cắt nhỏ (bỏ hạt), cho vào máy xay sinh tố xay nhỏ; sau đó cho vào túi vải sạch (đã tiệt trùng bằng cách luộc sôi 15 phút) vắt lấy nước, đun sôi 15 phút (nước 1). Bã cho thêm nước (1 kg quả tươi ban đầu thì cho 500 ml nước) đun sôi, để nhỏ lửa trong 15 phút, lấy ra để nguội, vắt lấy nước (nước 2). Bã lại cho thêm nước (1 kg quả tươi ban đầu thì cho 300 ml nước) đun sôi, để nhỏ lửa trong 15 phút, lấy ra để nguội, vắt lấy nước (nước 3). Bỏ bã, gộp cả nước 1, nước 2, nước 3 đun sôi trong 15 phút.
Chia liều: Nếu ban đầu có 1 kg quả tươi thì chia nước vắt thành 10 liều, mỗi ngày uống 1 liều ngay sau bữa ăn. Phần còn lại bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần. Sau khi uống mướp đắng, có thể tráng miệng bằng nước cỏ ngọt hoặc đường Aspartam (mua ở nhà thuốc) hay 1 thìa cà phê (5 ml) mật ong (nếu không bị bệnh tiểu đường thì tráng miệng bằng 1 thìa đường kính cũng được).
Chú ý: Khi dùng mướp đắng (ở mọi dạng chế biến), không được dùng huyền sâm hoặc các chế phẩm có huyền sâm.
Aloe Vera (Cây Da Ðam hay Cây Dứa Cảnh)
Du khách viếng thăm Thánh Địa, nếu đến Bêlem thế nào cũng có dịp gặp Cha Romando Zago, người Brazil, sống trong cộng đoàn các cha Dòng Phanxicô, quản thủ thánh địa bên cạnh Vương Cung Thánh Đường Giáng Sinh, có hang đá nơi Chúa Giêsu đã sinh ra cách đây 2000 năm. Từ nhiều năm nay, cha nổi tiếng vì đã chữa rất nhiều người khỏi bệnh ung thư, mặc dù cha không phải là bác sĩ , cũng không phải là thầy phép, lại càng không phải là phù thủy. Cha chỉ dùng sự hiểu biết học hỏi được nơi người dân Brazil khi còn sống tại quê nhà để cứu giúp các bệnh nhân.
Cha Romano Zago sinh tại Lajeado trong giáo phận Porto Alegre, Brazil 1932. Sau khi nhập dòng Phanxicô cha được chỉ định làm việc tại Thánh Địa. Ban đầu làm giám học trông coi các thầy dòng trẻ đang theo chương trình triết học tại cư xá sinh viên Bêlem. Sau đó ngài được đổi về đại chủng viện quốc tế Giesusalem thuộc tu viên Chúa Cứu Thế Giesusalem. Tại đây, cũng như ở cư xá sinh viên Bêlem cha dạy môn Latinh. Cha Zago có gương mặt tròn trịa rất hiền lành và đơn giản. Chính vì thế khi nhìn cha lại càng khó tin là cha có khả năng giúp nhiều người khỏi bệnh ung thư. Cha nói: “Tôi đã học nơi dân nghèo Brazil là những người không có tiền để ăn nên không bao giờ dám bén mãng tới các tiệm thuốc tây để mua các loại thuốc tân tiến phức tạp, vừa đắt tiền vừa không chữa được bệnh ung thư. Họ tới thẳng với Thiên Chúa từ nhân, là Đấng đã tạo dựng nên nhiều lại cây cỏ chữa bệnh rất tuyệt vời, trong đó có cây Aloe Vera, là một loại dứa cảnh mọc khắp nơi, ngay cả bên vệ đường. Dân nghèo đã dạy tôi nhận diện nó và dùng nó để chữa bệnh ung thư.
Toa thuốc chữa bệnh ung thư của cha Zago rất đơn giản. Nó gồm hai lá lớn hai ba lá nhỏ cây Aloe Vera, bỏ chung tất cả vào máy xay sinh tố xay nhuyễn ra thành một loại xirô. Bỏ ít mật ong và một ít rượu. Truớc khi dùng thì lắc đều lên. Mỗi ngày uống ba lần, 15 phút trước khi ăn sáng, ăn trưa, ăn tối. Mỗi lần một muỗng canh Aloe Vera. Mật ông là loại thực phẩm mà con người hấp thụ dễ dàng. Chất ruợu mạnh khiến cho mạch máu nở lớn để cho mật ong pha lẫn với Aloe Vera tới mọi tế bào trong cơ thể, vừa tươi dưỡng vừa chữa lành các vế thương và lọc sạch máu. Bình thường việc chữa trị kéo dài 10 ngày. Sau 10 ngày nên đi khám nghiệm xem bệnh tình ra sao và so sánh kết quả trước và sau khi điều trị để nếu cần thì uống tiếp thêm 10, 20 hoặc 30 ngày nữa cho tới khi hoàn toàn khỏi bệnh. Bình thường bệnh nhân cảm thấy khá ngay sau đó. Nhưng đây chưa phải là đấu chỉ khỏi bệnh. Cần phải đi bác sĩ khám nghiệm để biết bệnh tình tiến thoái ra sao. Phải kiên trì và nhẫn nại. Nhưng hiệu quả của cây Aloe Vera rất chắc chắn và mạnh mẽ, chống lại bất cứ loại ung thư nào từ ung thư da cho tới ung thử cổ họng, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư óc, ung thư dạ dày, ung thư ruột,... và cả ung thư máu nữa.
Thật ra nhiều dân tộc trên thế giới đều biết đến công hiệu chữa bệnh của cây Aloe Vera. Có tất cả 300 lại Aloe, nhưng các loại thường được dùng để chữa bệnh là Aloe Vera. Có nhiều loại Aloe như Aloe đảo Socotra, Aloe vùng Cap bên Nam Phi, Aloe Saponia, Aloe Sinensis, Aloe Arborescens, Aloe vùng Natale và Aloe Forox. Loại thông thường nhất là Aloe Vera.
Cây Aloe Vera hay cây Aloe Barbadensis là một loại dứa cảnh lá thon hai bên có gai nhọn, dài trung bình từ 40 đến 50 cm, cây có chiều cao 60 – 90 cm, bên trong lớp vỏ xanh là chất thạch đắng. Theo bảng phân chất của linh mục bác sĩ Grandi cũng dòng Phanxicô làm việc tại trung tâm nghiên cứu La Torre tỉnh Torino trung bắc nước Ý, cây Aloe Vera gồm các chất sau đây:
1. Có mười ba chất khác nhau thuộc loại Ligine, saponine và antra chinoni chứa các chất trụ sinh chống lại các vi khuẩn: Alonia cartartico ed emetico; Barboloina (glucoside barbaloico): antibiotico e catartico; Isobarbaloina: analgesisco và antibiotico; Antranolo; Antracene; Acido aleoitico; antibiotico; Emodine, battericia và lassativo; Acido cinnamico: detergente, germida và unghicida; Estere dell’acido cinamico; calmante; Olio etero: analgesico và anesterico; Acido crisfanico; funghicida; Aloe ulcine: inibtore della secrexionce gastrica per reaxione l’istaminia; Resestanolo.
2. Có tám loại Vitamin cần thiết cho sức lớn mạnh của các tế bào, dưỡng nuôi thân thể, tạo ra máu, điều hòa cơ thể và chữa lành các vết thương:
Vitamin A (carotene); B1 (tiamina: cần thiết cho sức lớn mạnh của các tế bào và sản xuất năng lượng) B2 (niacina và ribiflavina): tác động chung với vitamin B6 để tạo máu; Niacinamide (niacine): giúp điều hòa hệ thống biến sinh thái của thân thể; C (acido ascorbico) cùng với vitamin E chống lại sự nhiễm trùng và giúp vết thương thành thẹo; E (Tocoferolo): công hiệu giống như vitamin C: Colline (vitamin thuộc loại B giúp hệ thống biến sinh thái của cơ thể và sau cùng là vitamin 1 trợ giúp tạo máu.
3. Cây Aloe Vera chứa hơn 20 muối đạm cần thiết cho cơ thể. Sau đây là những loại chính: Calcio cùng với chất fosforo tạo thành xương; fosforo, potassio ferro (chất sắt trong máu giúp giữ dưỡng khí) sodio, cloro manganese (cùng với chất magnesio giúp các bắp thịt và hệt thống thần kinh hoạt động) cromo (giúp sinh hoạt của các chất men và chất axít béo) zinco (kích thích sinh hoạt của chất protein trong việc làm lành viết thương.
4. Saccaridi đơn và đa dạng:
Cellulosa glucosio mannosio aldoso acidouronico lipasi aninasi L-ranose (Carisyn là chất mới được khám phá ra có nhiệm vụ cũng cố hệ thống kháng tố)
5. Amnoacide chính yếu
6. Amino acidi phụ thuộc
7. Các chất men: các chất men oxyt của cây Aloe hút các yếu tố nồng cốt : Fosfatasi acida amilasi bradichinasi hay bradichinisia (giảm đau chống sưng kích thích bảo vệ kháng tố) cellulasi (giúp chất cellulosa tiêu hóa) catalisi (ngăn chận không cho chất H2O2 đọng trong tế bào), Lipasi (giúp tiêu hóa) Nucleotidasi fosfatasi alcalina Proteolitiasi hay protesi (giúp các yếu tố tạo thành chất protein tan trong nước).
Việc khỏi bệnh ung thư đầu tiên xảy ra hồi năm 1987. Hồi đó tại Bêlem có một ông cụ bị bệnh ung thư tuyến tiền liệt vào thời kỳ cuối. Các bác sĩ thất vọng không chữa được nên đã cho cụ rời nhà thương để cụ chết tại nhà, giữa người thân. Cha Romano được gọi tới ban bí tích xức dầu cho ông. Sau khi ban phép bí tích cho ông, cha đề nghị ông thử dùng phương thuốc của cha cho. Ông cụ đã dùng và đã được khỏi bệnh và hiện nay vẫn còn sống với con cháu rất khỏe mạnh, dù đã 85 tuổi. Một nữ tu Silvana y tá của nhà giòng Phan Xi Cô biết tin một bà bạn bị ung thư. Chị chợt nhớ tới bình xirô của cha Romano cho, thêm xirô với lá cây Aloe Vera đưa cho chị bạn uống. Chỉ trong ba tháng chị bạn khỏi bệnh ung thư và sống rất khỏe mạnh.
Sau đó, một trong hai ông thư ký của trường Thánh Địa Bêlem bụ ung thư cổ họng, nói không ra tiếng. Linh mục Raffaelle Caputo giám đốc trường kêu cứu với cha Romano Zago. Cha Zago tới thăm ông với một lọ xirô Aloe Verz lớn. Chỉ hai tháng sau ông thư ký khỏi bệnh , nói được, làm việc bình thường trở lại.
Tuy nhiên vụ chữa bệnh cảm động nhất mà cha Romano còn nhớ là vụ của chú bé Geraldino người Arghentina, mới lên 5 tuổi. Geraldino bị ung thư máu, sau khi tìm mọi cách chữa trị mà không công hiệu. Các bác sĩ đề nghị với cha mẹ em bé phương thuốc cấy tủy xương của Geraldino. Đây là loại giải phẩu rất phức tạp và tốn kém, nhưng vì thương con, hai ông bà cũng cố gắng. Người cho tủy là chú bé anh ruột của Geraldino. Vụ giải phẩu cấy tủy được thực hiện tại nhà thương tối tân ở Barcelina, Tây ban Nha và được coi như là thành công mỹ mãn. Nhưng kết quả đã không kéo dài được bao lâu. Bệnh ung thư máu tái phát lần này nặng hơn trước. Các bác sĩ hoàn tòan bất lực và thất vọng không cứu sống được Geraldino. Cha mẹ của em rất buồn nhưng là tín hữu có lòng tin sâu xa, hai ông bà quyết định đem Geraldino sang hành hương Thánh Địa, vừa để cho Geraldino khuây khỏa, vừa là dịp cho hai con viếng thăm vùng đất Thánh. Hy vọng có một phép lạ nào đó từ lời cầu nguyện nơi Chúa đã từng chữa muôn bệnh nhân. Thế rồi họ lên đường và một hôm họ đang quỳ cầu nguyện, trước hang đá, lại gặp giờ các cha Phanxicô xếp hàng đi rước kiệu và hát kinh chiều, trong đó có cả cha Romano Zago. Liếc nhìn dôi vợ chồng trẻ và hai đứa con thơ đang quỳ cầu nguyện, cha Romano đoán chắc gia đình đang có vấn đề. Cha đến chào, hỏi chuyện và biết được nỗi lo lắng của họ. Cha đã đề nghị hai ông bà thử dùng phương thuốc chữa bệnh của ngài. Và Geraldino đã uống xirô Aloe Vera do cha Romano cho em. Sau một tháng, Geraldino khỏe mạnh hân hoan bước theo đoàn kiệu của các cha dòng Phanxicô. Em đã ở lại và điều trị trong vòng hai tháng. Sau hai tháng các bác sĩ đã cho biết em đã hoàn toàn khỏi bệnh ung thư máu.
Chính cha Zago đã kể lại các vụ chữa bệnh công hiệu trên đây trên nguyệt san "Thánh Địa" số ra cho hai tháng 11 và 12 năm 1993, để cho mọi người biết rằng có thể chữa lành bệnh ung thư với các chất liệu đơn sơ, mà Thiên Chúa Tạo Hóa đã dựng nên trong thiên nhiên, để trợ giúp con người.
(LM Giuse Hoàng Minh Thắng viết theo Vittorio Bosello Ofm, Il miracolo dell’Aloe e del miele, La Terra Santa, Nevembre, Decembre 1993, Marzo Aprile 1995)
Quả cà pháo
Trong cả Đông y và Tây y, quả cà đều là một vị thuốc. Cà có tác dụng chữa các bệnh táo bón, ho, bệnh ngoài da và nhiều bệnh khác. Một hoạt chất trong cà có tác dụng hạn chế sự phát triển của bệnh ung thư.
Theo Đông y, cà vị ngọt, tính hàn, có tác dụng tán huyết, tiêu viêm, chỉ thống, nhuận tràng, lợi tiểu, trị thũng thấp độc, trừ hòn cục trong bụng, ho lao. Theo sách Thực kinh, cà có công dụng làm đầy da thịt, ích khí lực, chữa cước khí...
Theo y học hiện đại, cà là nhóm rau quả đứng hàng đầu về hàm lượng vitamin P (làm vững chắc thành mạch, chống xuất huyết), vitamin E (chống lão hóa). Các chất khoáng trong cà thường cao hơn các rau quả khác. Đặc biệt, cà chứa Nightshade soda, một chất có tác dụng chống ung thư, ức chế tăng sinh khối u trong bộ máy tiêu hóa. Các chuyên gia Nhật Bản tìm thấy trong nước ép cà tím nhiều hoạt chất có khả năng ngăn ngừa ung thư, nhất là ung thư dạ dày. Có ý kiến khuyên dùng nước ép cà tím khi xạ trị và sau phẫu thuật ung thư.
Nhóm chuyên gia Đại học Graz ở Áo đã chứng minh tác dụng khử chất béo của cà tím, nhất là khi dùng cà tím với các thức ăn động vật. Cà tím còn có tác dụng chống ứ đọng cholesterol và urê huyết, rất có lợi trong việc điều trị các bệnh tim mạch, huyết áp cao, béo phì, tiểu đường, gut. Theo một nghiên cứu ở Mỹ, ăn cà là biện pháp hàng đầu để giảm cholesterol trong máu".
Ngoài ra, cà tím cũng có tác dụng lợi tiểu, chống phù nề, đàm thấp, hỗ trợ trong điều trị bệnh thận. Các thực nghiệm trên súc vật cho thấy, nước ép cà tím giúp ngăn chặn bệnh động kinh. Do đó, người dễ bị kích động tâm thần nên uống 1 ly nhỏ nước ép cà tím mỗi khi thấy thần kinh căng thẳng.
Một số bài thuốc từ cà :
Người Hàn Quốc dùng cà tím phơi khô làm thuốc giảm đau, trị sưng khớp, loét dạ dày.
Người Nigeria thường dùng cà tím để chữa đau bụng ở phụ nữ. Lấy cà khô và quả me chín lượng bằng nhau, thái nhỏ, cho vào 1 lít nước, đun sôi nhỏ lửa. Sau 30 phút, lọc lấy nước uống nóng.
- Đại, tiểu tiện gây chảy máu: Cà pháo già sao vàng, tán mịn. Mỗi lần dùng 8 g, hòa với nước, dấm loãng để uống, ngày 3 lần.
- Phụ nữ huyết hư, da vàng: Cà pháo già bổ ra, phơi trong bóng râm cho khô, tán mịn. Mỗi lần uống 8 g với ít rượu hâm nóng, ngày 2 lần, uống dài ngày.
- Đàm nhiệt, viêm phế quản cấp, táo bón: Cà tím 500 g, gừng tươi 4 lát, tỏi 3 củ. Cà thái dọc, tỏi và gừng nghiền nhuyễn. Tất cả trộn với nước tương, dầu, muối, đường, chưng cách thủy để ăn.
- Ho lâu năm không khỏi: Cà pháo tươi 30-60 g nấu chín, cho mật ong vừa đủ, nấu lại. Ngày ăn 2 lần. Bài thuốc này được in trong sách Ẩm thực phương Đông trị bệnh của Hồng Minh Viễn (Trung Quốc), trái ngược với thành kiến của người Việt Nam: Khi ho kiêng ăn cà.
- Vàng da do viêm gan: Cà tím trộn gạo, nấu cơm ăn trong 5-7 ngày.
Ngoài ra, để chữa các bệnh ngoài da và niêm mạc như bầm máu, lở loét ở da, chảy máu chân răng, ngón tay chân bị chín mé, nứt đầu vú, có thể lấy cà pháo đốt thành than, bôi tại chỗ.
Trà xanh
Nghiên cứu của các nhà khoa học Australia tiến hành tại Trung Quốc cho thấy, phụ nữ uống trà xanh đều đặn hằng ngày giảm được 60% khả năng bị ung thư buồng trứng so với những người không dùng đồ uống nói trên.
Kết luận này được các nhà khoa học Đại học Curtin ở Perth (Australia) và các nhà khoa học Trung Quốc đưa ra sau khi tiến hành nghiên cứu trên hơn 900 phụ nữ.
Theo chuyên gia y tế, các loại trà khác cũng tỏ ra hiệu quả nhưng trà xanh có tác dụng mạnh nhất. Nghiên cứu đăng trên tạp chí Hội Nghiên cứu Ung thư Mỹ số mới nhất.
Trà có thể giúp xóa u, giảm mỡ
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học New Jersey (Mỹ) khẳng định rằng việc giảm béo bằng trà hoàn toàn không phải là chuyện phiếm. Những thử nghiệm trên chuột cho thấy, sau 23 tuần liên tục cho ăn bột trà xay mịn (mỗi ngày 6 ml), chất mỡ và khối u da của chuột đã thu mỏng và nhỏ lại rõ rệt.
Nghiên cứu còn phát hiện rằng, các loại trà đều có hiệu quả như nhau trong việc giảm béo và xóa u.
Uống trà với vỏ chanh phòng bệnh ung thư da
Qua nghiên cứu về thói quen uống trà của 450 người, các nhà khoa học tại Đại học Arizona (Mỹ) phát hiện ra rằng những người thường xuyên uống trà nóng có thể giảm được 40% nguy cơ bị ung thư da. Riêng loại trà nóng với vỏ chanh hạ thấp tới 70% nguy cơ này.
Như vậy, trà đá cũng có tác dụng ngăn ngừa bệnh ung thư da nhưng không có hiệu quả bằng trà nóng. Các nhà nghiên cứu hy vọng rằng kết quả này sẽ giúp phát triển các loại thuốc phòng ung thư da. Tuy nhiên, cách tốt nhất để phòng ngừa căn bệnh này là tránh phơi nắng quá nhiều.
Những điều cần tránh khi uống trà
Không nên uống trà ngay sau khi ăn cơm vì khi đến dạ dày, chất tanin trong trà sẽ làm cho protein trong thức ăn trở nên cứng. Hơn nữa, nước chè cũng ức chế sự hấp thụ chất sắt. Vì vậy, nếu muốn uống trà, bạn hãy đợi nửa giờ sau bữa ăn.
Ngoài ra, khi uống trà cũng cần chú ý:
- Không nên uống trà lạnh: Điều này không chỉ làm mất tác dụng giải nhiệt, hạ đờm của nước chè mà còn gây nguy cơ bị lạnh, kéo đờm. Trái lại, nước chè nóng sẽ giúp tinh thần sảng khoái, tai thính, mắt tinh.
- Không nên uống nước chè đặc thường xuyên: Uống nước chè đặc tuy có rất nhiều cái lợi nhưng nếu uống thường xuyên thì kết quả lại ngược lại. Nguyên nhân là do trong nước chè đặc có tương đối nhiều chất nhu, ảnh hưởng xấu tới tiêu hoá (làm loãng dịch vị; khiến niêm mạc dạ dày co lại; làm chất protein trở nên rắn và lắng xuống). Ngoài ra, chất nhu còn có thể làm giảm khả năng hấp thụ sắt và vitaminh B1 của cơ thể. Nếu kéo dài sẽ sinh bệnh thiếu máu do thiếu sắt và thiếu vitamin B1.
- Những người bị bệnh cao huyết áp, bệnh tim, tiểu đường, viêm gan, viêm thận… nếu uống nước chè đặc vào lúc đói có thể làm cho bệnh nặng hơn. Người đang cho con bú mà uống nước chè đặc thì sữa cũng ít đi.
Nên uống trà và cà phê như thế nào?
Nếu bạn muốn được tỉnh táo để làm việc thì nên uống trà khi pha vừa ngấm. Càng hãm lâu, chất tanin được giải phóng càng nhiều và sẽ ức chế tác dụng của tein, một chất trong trà có khả năng trợ tim, kích thích sự tỉnh táo, hăng hái và tăng khả năng làm việc trí óc.
Tuy nhiên, việc uống trà hãm lâu lại rất tốt cho tim mạch. Tanin trong trà có chứa chất flavonoide, một chất chống ôxy hóa có khả năng ngăn cản sự lão hóa và phòng ngừa các bệnh tim mạch. Trà xanh còn có hàm lượng chất flavonoide nhiều hơn trà đen.
Đối với cả trà lẫn cà phê, bạn đều không nên dùng quá nhiều vì chất tein trong trà và cafein trong cà phê (có tác dụng tương tự như tein) ở một lượng lớn sẽ gây kích thích đường ruột, làm tim đập nhanh, dễ nổi nóng và mất ngủ. Riêng với trà, nếu uống quá nhiều, chất tanin sẽ hạn chế sự hấp thụ sắt của cơ thể, có nguy cơ gây thiếu máu và làm cho răng trở nên vàng hoặc đen.
Do đó, bạn chỉ nên uống 2 tách cà phê mỗi ngày sau 2 bữa ăn chính để dễ tiêu hóa hoặc tối đa là 4 tách. Còn với trà, không nên uống quá 1 lít mỗi ngày.
Nước cam
Nghiên cứu mới của Phần Lan cho thấy, không dùng đủ vitamin C trong chế độ ăn có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, nhất là ở nam giới có huyết áp cao hoặc bị quá cân. Vitamin này giúp cải thiện chức năng của nội mô (lớp tế bào bên trong mạch máu), ngăn cản sự hình thành các khối máu đông trong động mạch và giúp giảm huyết áp.
Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu trên hơn 2.400 nam giới Phần Lan ở độ tuổi 42-56. Họ được chia làm 4 nhóm, tùy theo nồng độ vitamin C trong máu. Kết quả cho thấy:
- Nhóm có hàm lượng vitamin C trong máu thấp nhất (dưới 28,4 micromol/lít) có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp đôi nhóm có hàm lượng vitamin C cao nhất (trên 64,9 micromol/lít).
- Nguy cơ đột quỵ còn tăng nhiều hơn ở những người bị cao huyết áp hoặc thừa cân.
Theo các nhà khoa học, có sự tương xứng ở mức vừa phải giữa lượng vitamin C được đưa vào cơ thể và hàm lượng vitamin trong máu. Ví dụ, những người thuộc nhóm có ít vitamin C trong máu nhất dùng lượng vitamin tương đương với khoảng 1/2 cốc nước cam mỗi ngày. Nghiên cứu đăng trên tạp chí Đột quỵ số tháng 6 của Mỹ.
Cây dâu
Hầu như tất cả các bộ phận của cây dâu đều được dùng làm thuốc, bao gồm lá, cành, quả, rễ. Thậm chí tầm gửi và tổ bọ ngựa trên cây dâu cũng có tác dụng chữa bệnh.
Cây dâu nhìn chung có tính mát, dùng để chữa các chứng nóng sốt. Tuy vậy, mỗi bộ phận của cây dâu lại có một tác dụng khác nhau.
1. Quả dâu (tang thầm)
Quả dâu chín có vị chua ngọt. Vì nó có màu tím đỏ nên nhiều người cho là có tác dụng bổ máu; nhưng trên thực tế, tác dụng này không nhiều. Tuy nhiên, đây là thứ quả dùng để giải khát rất tốt. Quả dâu chứa nhiều vitamin C, caroten, axit hữu cơ, đường... rất thích hợp để giải khát vào mùa hè. Có thể dùng nước ép quả dâu tươi hoặc chế thành siro dùng lâu dài.
2. Lá dâu (tang diệp)
Vị đắng ngọt, tính hàn, có tác dụng giải cảm, hạ sốt, giải độc ở gan, làm sáng mắt, long đàm, cầm ho.
- Cảm mạo phong nhiệt, viêm đường hô hấp lúc mới phát: Tang diệp 12 g, cúc hoa, hạnh nhân mỗi thứ 10 g; bạc hà, cam thảo mỗi thứ 4 g; liên kiều, cát cánh, rễ cỏ tranh mỗi thứ 8 g; sắc lấy nước uống ngày 2 lần.
- Viêm màng tiếp hợp, mắt đỏ sưng đau: Tang diệp, cúc hoa, sài hồ, xích thược mỗi thứ 12 g; hạt muồng 8 g, đăng tâm 4 g, sắc uống ngày 2 lần.
- Trẻ hay ra mồ hôi trộm, ngủ không yên: Lá dâu non vò ra, nấu canh ăn hằng ngày.
3. Vỏ rễ dâu (tang bạch bì)
Rễ cây dâu cạo sạch lớp vỏ ngoài, lột lấy vỏ trắng phơi khô. Vị thuốc này vị ngọt hơi đắng, tính mát, có tác dụng cầm ho, hạ suyễn, lợi niệu.
- Ho hen, phù, tiểu không thông: Tang bạch bì 8-12 g sắc uống.
- Cảm mạo sốt cao, ho đờm nhiều: Tang bạch bì, ma hoàng, bán hạ, khoản đông hoa mỗi thứ 12 g; hạnh nhân, hoàng cầm mỗi thứ 8 g; bạch quả 21 quả, cam thảo 4 g; sắc uống ngày 1-2 lần.
4. Tổ bọ ngựa trên cây dâu (tang phiêu tiêu)
Vị thuốc này vị ngọt mặn, tính bình, có tác dụng ích thận cố tinh, chữa tiểu rắt, tiểu nhiều, di tinh, trẻ em đái dầm. Thường dùng 10 tổ, sao cháy sém, sau đó tán bột uống.
Rau xanh
Nguy cơ này có thể giảm tới 46% nếu bạn ăn mỗi ngày ít nhất một phần ăn (serving) rau xanh. Đó là do các loại rau có lá như bắp cải, súp lơ, súp lơ xanh, rau diếp... rất giàu galactose. Galactose sẽ ngăn không cho các protein mang tên lectin gắn với lớp niêm mạc của đại tràng và gây hại cho cơ quan này.
Kết luận nói trên được các nhà khoa học Liverpool đưa ra sau 6 năm nghiên cứu. Họ cũng cảnh báo rằng, lợi ích của việc ăn rau xanh sẽ mất đi nếu bạn ăn kèm chúng với các thức ăn giàu lectin như lạc, đậu Hà Lan và các loại đậu hạt.
Cu gừng
Khi bị đau răng, có thể lấy gừng tươi thái thành lát, đặt vào chỗ đau rồi cắn chặt răng lại, làm vài lần răng sẽ hết đau. Vào buổi tối, nên đặt một lát gừng vào chỗ răng đau trước khi đi ngủ.
Sau đây là một số ứng dụng khác của gừng:
- Phong thấp, khớp xương đau nhức: Mỗi ngày ăn 5 g gừng tươi hoặc uống 1,5 g bột gừng, liên tục trong 3 tháng. Đồng thời dùng gừng và rồi băng cố định lại.
- Ho: Gừng tươi 40 g giã nát, vắt lấy nước cốt, thêm lượng mật ong gấp 4 lần nước cốt gừng, trộn đều, hấp cách thủy khoảng 10 phút, chia 2 phần uống vào buổi sáng sớm và tối, liên tục trong 3-5 ngày. Thích hợp với các trường hợp ho do cảm lạnh hoặc hư hàn, với các triệu chứng: đờm trắng loãng, ngứa họng, ho nhiều về đêm. Có thể áp dụng trong trường hợp mới ho hoặc ho lâu ngày.
- Viêm tinh hoàn cấp tính: Lấy củ gừng to và già, thái thành những lát mỏng khoảng 2 mm, đắp kín tinh hoàn bị viêm rồi dùng gạc và băng cố định lại, mỗi ngày thay thuốc 1-2 lần, liên tục cho đến khi hết viêm thì thôi. Thường đắp 3-4 ngày là khỏi hẳn.
- Hành kinh đau bụng: Gừng tươi 8 g thái thành lát mỏng, đường kính 40 g, sắc với 500 ml nước, sau khi đun sôi thì để nhỏ lửa cho đến lúc đường tan đều là được. Khi bắt đầu hành kinh, hằng ngày sắc một thang như trên, uống dần trong ngày, liên tục cho đến khi sạch kinh.
- Buồn nôn, chán ăn khi có thai: Gừng giã nát, vắt lấy một thìa canh nước cốt, mật ong 2 thìa canh, nước 3 thìa canh, trộn đều, đun sôi, uống ngày 2-3 lần, liên tục trong vài ngày, cho đến khi các triệu chứng trên giảm đi.
- Ngứa âm đạo: Gừng tươi 120 g để cả vỏ, giã nát; ngải cứu 90 g, thêm 1.200 ml nước, đun sôi, để nhỏ lửa trong 20 phút, bỏ bã. Đổ nước sắc vào chậu, ngồi lên trên chậu, dùng hơi nóng để xông. Khi nước bớt nóng thì ngồi vào chậu ngâm trong khoảng 10 phút, liên tục trong 3-5 ngày, chứng ngứa sẽ giảm đi rõ rệt.
- Đàm quyết (đột nhiên hôn mê do đờm tắc nghẽn ở cổ): Gừng tươi 9 g, sinh bạch phàn (phèn chua sống) 3 g, giã nát, hòa với nước, đổ từ từ vào miệng bệnh nhân.
- Khẩu oa (méo mồm do viêm dây thần kinh vùng mặt): Gừng tươi một mẩu cắt đôi, lấy mặt cắt xát đi xát lại nhiều lần vào vùng lợi, cả hàm trên và hàm dưới. Miệng méo xệch về bên trái thì xát lợi bên phải, lệch về bên phải thì xát lợi bên trái.
Ðậu xanh
Phòng khám đa khoa Đại học Y dược TP HCM đã chiết xuất thành công chất flavonoid từ vỏ đậu xanh và sản xuất thành các biệt dược chữa viêm gan B, C mang tên Vitex và Vitexin. Nghiên cứu trên được công bố tại Hội nghị khoa học toàn quốc về y học cổ truyền ngày 19/6.
Trong 22 tháng, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm biệt dược Vitexin trên 20 bệnh nhân lứa tuổi 16-40. Những người này được phát hiện nhiễm virus viêm gan B, virus viêm gan C kéo dài trên 6 tháng, có men ALT tăng cao. Chỉ sau 1 tháng điều trị, men ALT ở các bệnh nhân đã giảm. Thuốc không ảnh hưởng đến các dấu ấn miễn dịch và không gây tác dụng phụ đáng kể.
Cà chua
Một nghiên cứu mới đây của Mỹ cho thấy, lycopen - thành phần tạo nên màu đỏ của cà chua - giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Đây là công trình đầu tiên chỉ ra mối liên hệ giữa loại quả này và các bệnh tim mạch.
Nghiên cứu được thực hiện trên gần 1.000 phụ nữ giai đoạn mãn kinh, đang tham gia Chương trình Sức khỏe Phụ nữ của Đại học Harvard. Năm 1992, khi bắt đầu nghiên cứu, tất cả những người này đã được đo nồng độ lycopen trong máu. Sau 7 năm theo dõi, họ được chia làm 2 nhóm:
- Nhóm 1 gồm 483 người đã bị cơn đau tim, có biến chứng nặng vì bệnh tim hoặc chết vì bệnh tim trong thời gian nghiên cứu.
- Nhóm 2 gồm 483 người không bị các bệnh lý nói trên.
Phân tích số liệu cho thấy, sau khi loại bỏ các yếu tố nguy cơ khác của bệnh tim, phụ nữ có nồng đọ lycopen cao nhất giảm được 34% nguy cơ bị bệnh tim, so với những người có nồng độ lycopen thấp nhất.
Ngày nay, không còn chối cãi nữa, người ta đã xác quyết rằng cà chua không những có mùi vị ngon mà còn rất cần thiết cho cơ thể để chống lại bệnh tật. Tài liệu mới nhất phổ biến trong tạp chí của Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ đã tường trình nếu ta ăn đều đặn cà chua mỗi tuần 10 lần hoặc nhiều hơn thì bệnh ung thư nhiếp hộ tuyến (NHT) sẽ thuyên giảm 45%. Tiếp theo là những khảo nghiệm khác đã minh chứng thêm vai trò của cà chua trong dịch vụ phòng chống và điều trị ung thư NHT cùng một vài loại ung thư khác và bệnh tim mạch, suyễn, và ngay cả chứng rỗng xốp xương (osteoporosis) nữa. Sau đây là những khám phá mới về cà chua:
1. Chất chống ôxy hóa
Lycopen, chất chống ôxy hóa tự nhiên liên quan tới vitamin A, đã được chứng minh là có khả năng ngăn ngừa bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Theo bác sĩ Sidney Smith - chuyên viên khoa học của Hiệp hội Tim mạch Mỹ - sự ôxy hóa thành phần cholesterol xấu (LDL) trong cơ thể chính là nguyên nhân dẫn tới chứng xơ vữa động mạch. Vì vậy, hiện tượng một chất chống ôxy hóa có thể ngăn ngừa bệnh tim cũng là điều hợp logic.
Nếu bạn không thích cà chua thì cũng đừng lo, đã có dưa hấu, cà rốt, đu đủ và bưởi hồng. Tất cả các loại quả này đều chứa nhiều lycopen. Các chuyên gia cho biết, việc bổ sung thuốc chứa chất chống ôxy hóa, như vitamin E đường uống, không đem lại tác dụng bảo vệ tim. Nghiên cứu được trình bày tuần này tại cuộc họp thường niên của Trường Tim mạch Mỹ.
2. Cà Chua: Một Vũ Khí Bí Mật
Đặc chất chính làm cho cà chua có tác dụng này là "Lycopene", là một hóa chất mạnh làm cho cà chua khi chín có màu đỏ ối. Lycopene hoạt động như một chất chống dưỡng khí hóa (antioxidant) trong cơ thể con người, hàn gắn, tu bổ các tếbào bị hủy hoại và thanh lọc những phân tử loại ra từ các bệnh thoái hóa (degenerative diseases) như viêm khớp xương kinh niên và những bệnh gây ra do tuổi già. Lycopene có đặc tính giúp ngăn ngừa dưỡng khí hóa phân tử DNA là một hóa chất dễ gây ra ung thư. Ngoài ra Lycopene còn bao che để khỏi bị hủy diệt các tế bào do khói thuốc lá gây ra ở những người nghiện. Vậy Lycopene là gì? Đó là một cấu chất thông thường của máu và các mô bào mà nồng độ thường cao hơn các loại carotene khác. Tuy nhiên, cơ thể người ta không thể tổng hợp Lycopene; do đó nguồn tiếp liệu chính là do thức ăn và nhất là cà chua du nhập vào. Nguồn cung cấp chính là: dung dịch đặc chế của cà chua, paste và ketchup là những hợp chất chứa nhiều cà chua nhất, nhiều hơn bất cứ loại thức ăn nào khác. Gần đây Viện Thí Nghiệm của Israel đã phát minh ra cách canh tác trồng tự nhiên cà chua theo phương pháp nhân tạo để năng lượng lycopene lên đến 50% hơn cà chua thường. Các thực phẩm khác có thể cho ta lycopene như dưa hấu và bưởi. Nhưng lycopene ở cà chua nấu chín hay đóng hộp thì dễ được hấp thụ hơn vào đường ruột.
3. Cà Chua: Ngăn Ngừa Ung Thư Nhiếp Hộ Tuyến
Sau ung thư ngoại bì phu (da), ung thư NHT là bệnh thông thường nhất ở đàn ông với số lượng cao hơn 200 ngàn trường hợp mới tìm thấy hàng năm. Nó cũng là kẻ thù giết người đứng thứ hai của đàn ông (sau ung thư phổi, là kẻ thù số 1). Mỗi năm tỷ số tử vong lên đến 40 ngàn. Một khảo cứu mới nhất cho thấy ở người bị ung thư NHT, mức độ lycopene xuống thấp trong máu và rất nhiều chất mỡ và đản bạch bị dưỡng khí hóa. Do đó vấn đề chính được nêu ra là khuyến khích mọi người nên dùng nhiều cà chua để có lượng lycopene trong máu cao.
Một phương pháp tốt nhất để làm tăng lượng lycopene lên cao là ăn nhiều thức ăn có cà chua đã nấu sẵn hay đóng hộp. Mỗi ngày ta cần từ 25mg đến 30mg lycopene, do đó phải uống ít nhất 2 ly nước cà chua. Hoặc nếu bạn không thích nước cà chua thì có thể dùng 10 – 30mg lycopene hàng ngày. Trong một khảo sát gần đây ở giới bác sĩ của trường y khoa Đại Học Harvard, người ta đã theo rõi kết quả ỡ 48 ngàn bác sĩ thuộc nam giới trong 6 năm liền và đã kết luận: những người ăn cà chua hay những hợp chất có cà chua nhiều hơn 2 lần một tuần thì có tỷ lệ giảm xuống đến từ 21 – 34% ung thư NHT so sánh với những người không ăn cà chua. Và người ta còn tìm thấy rằng "pizza" là loại thực phẩm nên dùng nhiều hơn (vì lẽ dễ hiểu là có nhiều cà chua gia dụng). Thêm vào đó, nếu nấu cà chua với chất béo thì lycopene dễ được hấp thụ hơn.
Trong một khảo cứu khác, bác sĩ, tiến sĩ Omer Kucuk, giáo sư nội khoa và bướu học ở Đại học đường Wayne, Michigan, chia 21 người bị ung thư NHT đã lên chương trình mổ thành 2 nhóm: ½ được cho dùng 15mg hàng ngày nước cốt tinh chất cà chua, trong lúc đó ½ kia thì dùng thuốc giả (placebo). Kết quả rất phấn khởi: ½ đã dùng tinh chất cà chua thì thấy bứu NHT nhỏ lại và lượng PSA trong máu (PSA # Prostate-specific antigen # kháng sinh đặc biệt NHT là tiêu chuần căn bản dùng để chẩn đoán ung thư NHT nếu lượng lên cao. Ở người bình thường, không bị ung thư NHT, trung bình PSA chỉ từ 1 – 4). Ngoài ra, Kucuk cũng còn nhận thấy thêm là bướu NHT ở ½ nhóm đầu đã giảm sút nhiều ác tính (malignancy). Do đó ông đã kết luậnsơ khác khởi: Lycopene đã đóng một vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị ung thư NHT.
Tiến sĩ Vebker Rao, giáo sư bộ môn dinh dưỡng học ở đại học Toronto đã xác nhận thí nghiệm và kết quả của Kucuk. Rao đã tìm được sự liên quan tương đồng giữa mức độ lycopene trong máu trực tiếp với mức độ PSA. Hễ lượng lycopene trong máu lên cao chừng nào thì lượng PSA ở người đàn ông xuống thấp chừng nấy. Đó là một triệu chứng đáng mừng vì lúc đó nam giới không còn bị ám ảnh bởi ung thư NHT nữa!!! Vậy để đề phòng ung thư NHT, Rao đã khuyến cáo nam giới nên tăng khẩu phần dinh dưỡng cà chua nấu sẵn hơn là ăn cà chua sống. Rao nói: " Thực phẩm có cà chua nấu rồi sẽ giúp chúng ta được nhiều chất bổ dưỡng mà cà chua cung cấp. Kỹ nghệ biến chế thực phẩm rất đặc biệt với lycopene vì có điểm thuận lợi là lycopene được nhiệt độ cao biến đổi qua quá trình biến chế. Sự chuyển hóa trong tiến trình hóa học này sẽ giúp cơ thể hấp thụ hiệu quả mau chóng hơn.
4. Cà Chua Chống Ung Thư Phổi và Những Ung Thư Khác
Thực ra, đặc tính chống ung thư của lycopeneo chỉ giới hạn ở ung thư NHT. Trong một bài khảo cứu mới nhất đăng ở tạp chí American Journal of Clinical Nutrition, các nhà sưu tầm thuộc Sở y tế công cộng trường Harvard đã xác nhận rằng những người ăn nhiều cà chua và cà rốt sẽ giảm được tỷ lệ ung thư phổi đến 20 – 25%. Vì số lượng người chết vì ung thư phổi hàng năm lên đến 150 ngàn nên sự tìm tòi trên là một dữ kiện rất quan trọng.
Ngoài ra, lycopene cón có ảnh hưởng trực tiếp đến các bệnh ung thư ở nữ giới nữa. Người ta nhận thấy rằng những người đàn bà ăn nhiều lycopene thì chỉ độ 1/5 ở trong tình trạng tiền ung thư cổ tử cung mà thôi, so với những người ăn ít hơn. Cuối cùng những nhà nghiên cứu này đã đưa ra một hệ luận: Ăn một trái cà chua mỗi ngày cũng đủ để tránh ung thư.
Theo TS Lester Packer, một vị khảo cứu danh tiếng về sự chống dưỡng khí hóa thuộc viện đại học Berkely, California và cũng là đồng tác giả bộ sách The Antioxidant Miracle (Sứ Chống Dưỡng Khí Hóa Kỳ Diệu) (John Wiley & Sons, Inc., 1999): “Sự khảo sát trong ống nghiệm đã cho thấy lycopene là một chất dưỡng khí hóa rất mạnh hơn chất beta carotene". Điều này chứng tỏ lycopenen là một vũ khí lý tưởng để chống lại mọi loại ung thư. Các khoa học gia thuộc Viện Đại Học Ben Gurico và Seroka Trung Tâm Y Khoa ở Israel đã báo cáo rằng lycopene ngăn chận sự tăng trưởng các tế bào ung thư ở vú, phổi và mô nội bào trong một ống nghiệm. Nhưng Packer đã dè dặt cảnh cáo rằng phải coi chừng vì có thể ảnh hưởng chống đối và đề kháng lại ung thư có thể xuất phát từ một cấu chất khác ở cà chua, ngoài lycopene ra.
5. Cà chua: Thần Dược Của Con Tim
Bệnh tim vẫn còn là tử thần số 1 của nam giới và nữ giới ở Mỹ quốc. Trong lĩnh vực này, lycopene hy vọng góp một phần vào sự bảo vệ "con tim hồng đỏ ngọt” bằng cách giúp chống lại ít nhất một nhân tố: đó là lượng cholesterol trong máu lên cao, một trong những nguyên nhân làm cho tim suy yếu. Trong tạp chí Lipids, Rao và đoàn nghiên cứu ở Viện Đại Học Toronto đã tường trình kết quả lycopene ngăn cản sự dưỡng khí hóa (bị dưỡng khí đốt cháy) hóa chất lipoprotein-tỷ-trọng-thấp (LDL) (là một hóa chất làm lượng cholesterol trong máu tăng cao, gây độc hại cho cơ tâm) và làm giảm thiểu bệnh can thiển (chứng cứng động mạch (atheroslerosis) và những bệnh về động mạch vành của tim. Những thí nghiệm khác còn chứng minh thêm rằng lycopene còn tiêu diệt sự tổng hợp cholesterol của tế bào cơ thể nữa.
Trong thời gian qua, viện khảo cứu Y Khoa ở Israel còn công bố những kết ảu sơ khởi về tác dụng của lycopene trong việc phòng chống các bệnh khác như: suyễn kinh niên, rỗng-xốp xương, các bệnh thoái hóa về mắt. Thành quả rất đáng khích lệ và đầy hứa hẹn tương lai.
Nói tóm lại, cà chua là một thực phẩm rất cần thiết cho sức khỏe và đời sống con người. Ngày nay và có thể trong tương lai một ngày không xa, nó còn là một thần dược điều trị và phòng ngừa nhiều chứng ung thư nữa. Vì sự lợi ích thiết thực của nó mà gần đây người ta đã đặt tên cho cà chua là "quả táo tình yêu" ("love apple") cũng không lấy gì làm quá đáng cho lắm. Và một câu kinh nhật tụng đã ra đời: “Ăn một quả cà chua mỗi ngày sẽ tránh xa người thầy thuốc."
Chế độ ăn nhiều rau quả, ít chất béo chống nhăn da
Các nhà nghiên cứu Australia đã khẳng định như vậy sau khi khảo sát thói quen ăn uống của 450 người trên 70 tuổi sống tại Australia, Hy Lạp và Thụy Điển. Kết quả khảo sát cho thấy, những người Hy Lạp ăn nhiều rau xanh, dầu ôliu, tỏi và đậu có đôi má rất "trẻ thơ" so với các đồng bào thích ăn thịt béo, đồ ngọt, và bơ.
Còn đối với cư dân Australia, làn da đẹp đẽ nhất vẫn thuộc về những người hay uống trà, ăn dưa hấu, cá sardines, măng tây, táo, mận và bánh mì từ bột không tinh chế (whole grain bread). Những người Thụy Điển ăn sữa gầy, đậu và bánh rau bina cũng có làn da trẻ trung hơn so với những đồng bào ăn thịt đỏ, đồ xào rán, kem, bánh ngọt và nước ngọt có ga. Nếu bạn có vấn đề về da và thừa cân, hãy thay thế các món ăn giàu mỡ bão hòa bằng những sản phẩm như cá, đậu, dầu ôliu, ngũ cốc và các sản phẩm không béo.
Hoa quả và rau giúp tăng cường trí nhớ
Hai nghiên cứu mới của Mỹ trên động vật cho thấy, thành phần chống ôxy hóa trong hoa quả và rau có thể giúp bạn học và nhớ tốt hơn, đồng thời giảm tới mức tối thiểu tác hại của sự già nua lên não. Những thực phẩm được đánh giá cao là rau bina, tảo biển và táo.
Nhóm nghiên cứu của Paula Bickford, Bệnh viện James Haley Veterans ở Tampa (Mỹ) đã tập trung nghiên cứu về các loại rau quả được coi là chứa nhiều chất chống ôxy hóa.
Nghiên cứu 1
Người ta chia chuột làm 2 nhóm:
- Nhóm 1 ăn nhiều rau bina (spinach).
- Nhóm 2 dùng thức ăn bình thường của chuột.
Chế độ ăn này được duy trì trong vòng 6 tuần. Sau đó, một thử nghiệm cổ điển đã được thực hiện: Cho chuột nghe một âm thanh rồi thổi một luồng không khí vào mắt nó. Các nhà khoa học muốn tìm hiểu sau bao lâu thì chuột biết chớp mắt để tránh luồng khí thổi vào. Kết quả là:
- Chuột nhóm 1 nhận ra mối liên hệ chỉ sau vài lần thử nghiệm, và chúng làm việc này tốt nhất vào ngày thứ 3.
- Chuột của nhóm 2 phải mất 5-6 ngày để đạt được điều này.
Nghiên cứu 2
Làm thử nghiệm tương tự nhưng với 3 chế độ ăn có hàm lượng chất chống ôxy hóa khác nhau:
- Nhóm 1: Dùng tảo biển (giàu chất chống ôxy hóa).
- Nhóm 2: Ăn táo (chứa vừa phải chất chống ôxy hóa).
- Nhóm 3: Ăn dưa chuột (nghèo chất chống ôxy hóa).
Kết quả là chuột ở nhóm 1 và 2 (dùng tảo biển và táo) đã học được cách chớp mắt sau 2 tuần, còn chuột của nhóm 3 thì muộn hơn. Ngoài ra, sự tích lũy các chất viêm trong não (thường xuất hiện cùng tuổi tác) đã biến mất ở những con chuột thuộc hai nhóm đầu. Hoạt động nơron của chúng cũng tốt hơn.
Điều đánh chú ý là lượng táo mà chuột đã dùng không hề lớn, chỉ chiếm 1% thực phẩm được dùng. Con số này tương đương với việc ăn 1 quả táo mỗi ngày ở người.
Theo các tác giả, để biết ảnh hưởng của những thực phẩm này lên người, còn cần thêm nhiều nghiên cứu mới.
Chất chống ôxy hóa bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do các gốc tự do gây ra. Các nghiên cứu trước đó cho thấy, chúng có thể phòng ngừa một số bệnh và cải thiện chức năng tinh thần.
Muốn sống lâu hãy ăn nhiều rau, quả
Thêm 1-2 quả táo hoặc cam mỗi ngày có thể làm giảm tới 20% nguy cơ chết sớm vì bệnh tim hay ung thư. Đây là kết luận của một nghiên cứu về ung thư và dinh dưỡng đang được các nhà khoa học từ 10 nước châu Âu tiến hành trên nửa triệu người tại châu lục này.
Trong nghiên cứu nói trên, các nhà khoa học nhận thấy nồng độ thấp của vitamin C trong máu liên quan tới tỷ lệ tử vong cao vì bệnh tim, đột quỵ và một số dạng ung thư ở nam giới. Về phần mình, nồng độ vitamin C thấp liên quan tới việc dùng ít rau và hoa quả. Điều này đúng với tất cả mọi người, ở mọi lứa tuổi, bất kể huyết áp của họ thế nào và có hút thuốc lá hay không.
Theo giáo sư Kay-Tee Khaw, Đại học Cambridge (Anh), nhà nghiên cứu chính của nhóm, điều này cho thấy sự tăng chút ít lượng rau và hoa quả mà bạn ăn vào có thể đem lại lợi ích lớn cho sức khỏe.
Gạo lức
Gạo lức là một loại thực phẩm nhiều dinh dưỡng khi so sánh với gạo trắng. Tuy nhiên, nó còn gia tăng nhiều dinh dưỡng hơn nữa khi được đem ngâm trong nước ấm, lâu khoảng 22 giờ. Đây là một khám phá mới nhất của khoa học.
Một nhóm các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm thấy gạo lức ngâm lâu 22 tiếng đồng hồ chứa rất nhiều chất bổ dưỡng vì gạo lức ở trạng thái nẩy mầm. "Các enzyme ngủ trong hạt gạo ở trạng thái này được kích thích hoạt động và cung cấp tối đa các chất dinh dưỡng." Dr. Hiroshi Kayahara, giáo sư khoa sinh học và kỹ thuật sinh học tại viện đại học Shinshu University ở Nagano, đã nói như vậy trong bài tường trình kết quả nghiên cứu của nhóm ông tại hội nghị hoá học quốc tế "the 2000 International Chemical Congress of Pacific Basin Societies" ở Hawaii vào cuối năm 2000 vừa qua.
"Mầm gạo lức chứa nhiều chất xơ, vitamins và chất khoáng hơn là gạo lức chưa ngâm nước".
Kayahara viết trong tờ trình. Gạo lức đã ngâm nước chứa gấp ba lần chất lysine, một loại amino acid cần thiết cho sự tăng trưởng và bảo trì các mô tế bào cơ thể con người, và chứa mười lần nhiều hơn chất gamma-aminobutyric acid, một chất acid tốt bảo vệ bộ phận thận (kidneys). Các khoa học gia cũng tìm thấy trong mầm gạo lức có chứa một loại enzyme, có tác dụng ngăn chặn prolylendopeptidase và điều hòa các hoạt động ở trung ương não bộ.
Gạo lức nẩy mầm không những chỉ đem lại nhiều chất dinh dưỡng mà còn nấu rất dễ dàng và cung ứng cho chúng ta một khẩu vị hơi ngọt vì các enzymes đã tác động vào các chất đường và chất đạm trong hạt gạo, tiến sĩ Kayahara nói thêm. Gạo trắng không nẩy mầm khi ngâm như vậy.
Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ USDA thường nhấn mạnh đến nhóm hạt nguyên chất (whole grains), như gạo lức, là thành phần chủ yếu trong chế độ dinh dưỡng. Gạo lức cung cấp nhiều complex carbohydrate. Chất xơ (fiber), chất dầu, vitamins và chất khoáng cũng được tìm thấy nơi phần bọc ngoài của hạt gạo lức.
Một cup gạo lức nấu chín cung cấp khoảng 230 calories, 3,5 gram chất xơ, 5 gram chất đạm, 50 gram carbohydrate và các chất sinh tố Vitamin B 6, Thiamin B 1, Riboflavin B 2, Niacin B 3, Folacin, Vìtamin E, cùng các chất khoáng khác. Theo nhiều nghiên cứu khoa học cho biết chất xơ trong gạo lức giúp phòng ngừa các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và bệnh tim mạch. Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ khuyến cáo nên dùng 25 grams chất xơ mỗi ngày. Với một cup cơm gạo lức cung cấp 3.5 g, trong khi đó một cup cơm gạo trắng chỉ cho có 1 g.
Một thành phần quan trọng khác là chất dầu trong vỏ bọc ngoài của gạo lức có tác dụng giảm cholesterol trong máu, một yếu tố quan trọng gây nên bệnh tim mạch. Các nhà khoa học đã tìm thấy ở trong chất cám bọc ngoài hạt gạo lức có chất dầu tên là tocotrienol factor (TRF) có tác dụng khử trừ những chất hóa học gây nên hiện tượng đông máu và đồng thời giảm cholesterol. Bác sĩ Asaf Qureshi thuộc viện đại học Wisconsin, Hoa Kỳ đã thử nghiệm TRF trên một số người và cho kết quả giảm cholesterol từ 12 đến 16%. Ngoài ra, trong chất cám bọc ngoài gạo lức còn có thêm một chất khác có khả năng chống lại chất xúc tác enzyme HMG-CoA, một chất có khuynh hướng giúp gia tăng lượng cholesterol xấu LDL.
Được biết, hội nghị Hóa Học Quốc Tế International Chemical Congress được bảo trợ bởi: the American Chemical Society, the Chemical Society of Japan, the Canadian Society of Chemistry, the Royal Australian Chemical Institute, and the New Zealand Institute of Chemistry.